Bài viết tham khảo

Một phần của tài liệu hoc-tot-ngu-van-6-tap-1 (Trang 81 - 84)

Bài 1.

Hơm đó, tan học tơi và Linh cịn rủ nhau ở lại làm nốt mấy bài tốn khó vì sợ về nhà khơng có người trao đổi sẽ không làm được. Bởi vậy ra khỏi trường đã gần 12 giờ trưa, vừa đói vừa mệt, tơi chỉ muốn mau chóng về đến nhà để được ngồi vào mâm đánh chén một bữa no nê, ngủ một giấc chiều cịn đi học tiếp.

Buổi trưa, trời nắng, nóng nên đường vắng tanh, tơi mải miết đi về phía nhà mình. Bỗng từ xa, tơi thấy một em bé đứng ở giữa đường khóc và gọi mẹ. Lúc đó quên cả mệt và đói tơi lại gần và hỏi:

- Làm sao mà em lại khóc? Sao em lại đứng ở giữa trời nắng như vậy? Đứa bé càng khóc to hơn, trong tiếng khóc nó nói:

- Em đi chơi nên bị lạc mất đường về. Em sợ lắm. Em muốn về với mẹ cơ. Tơi thấy thương nó q nhưng biết nó là con nhà ai mà đưa về bây giờ. Tôi hỏi: - Thế mẹ em tên gì? Nhà em ở đâu để chị đưa về?

Nghe tơi nói vậy thằng bé mừng lắm nhưng vẫn cịn mếu máo:

- Chị nói thật đấy nhé! Mẹ em tên là Lan, nhà em ở mãi đằng kia kìa... - Thế em khơng nhớ nhà em ở xóm gì à?

- Em khơng nhớ đâu.

Nói xong cậu bé lại ồ khóc và gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Tơi lại phải dỗ dành:

- Em nín đi, đừng khóc nữa chị sẽ đưa em về với mẹ. Chị em mình vừa đi vừa hỏi vậy. Tơi dẫn em bé đi về phía em vừa chỉ, trong lịng lo lắng bởi biết nhà em ở đâu mà tìm. Hai chị em tôi đi lịng vịng mất gần một tiếng thì thấy một người phụ nữ tất tả đi về phía tơi, dáng như tìm kiếm một ai đó, tơi hỏi em:

- Kia có phải mẹ em khơng?

Đúng lúc đó cơ đã nhận ra con trai mình đang ở trước mặt, cô mừng rỡ chạy lại ôm đứa bé vào lòng. Thằng bé vui sướng reo lên:

Nhìn hai mẹ con cơ vui mừng tìm thấy nhau, tơi cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Cô quay sang bảo tôi:

- May quá, cháu đã đưa em về cho cô, cô cám ơn cháu. Cháu hãy vào nhà cô chơi đã! - Dạ, cháu xin phép cô cháu phải về để chiều còn đi học.

Tạm biệt mẹ con cô tôi vội vã về nhà, đến bây giờ tơi mới thấy bụng đói thế nhưng tơi lại cảm thấy vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.

Về đến nhà, mẹ tơi chạy ra đón và hỏi: - Sao con về muộn thế? Mẹ lo quá.

Tôi kể cho mẹ nghe câu chuyện xảy ra vừa rồi, mẹ ơm tơi vào lịng và nói:

- Con gái của mẹ ngoan quá. Con đã biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn là điều rất tốt con ạ. Chắc con đã đói lắm, hãy vào ăn cơm đi!

Các bạn có biết khơng, chưa bao giờ tôi lại ăn một bữa cơm ngon như hôm ấy.

Bài 2.

Trong lớp tôi thuộc một trong số con nhà giàu, với tôi mọi thứ đều dễ dàng muốn áo quần mới tơi chỉ cần nói một tiếng là bố mẹ lập tức mua cho, muốn có tiền mua sách mẹ cũng cho ngay, tóm lại tơi chẳng bao giờ thiếu bất cứ thứ gì. Và cũng bởi quá đầy đủ nên tôi chẳng bao giờ để ý đến nỗi khó khăn của các bạn xung quanh. Cũng vì bản tính ích kỉ đó mà tơi đã gây ra một sai lầm mà đến tận bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy ân hận.

Tôi vốn là tổ trưởng của tổ 1, nên tơi phải thường xun báo cáo tình hình của lớp mình với cơ giáo chủ nhiệm: nào ai đi muộn, nào ai ăn mặc khơng đúng quy định… Và điều đó ảnh hưởng đến kết quả thi đua của tồn lớp. Tổ tơi ln dẫn đầu trong việc thực hiện nội quy, tổ tôi luôn được bầu là tổ xuất sắc.

Vào đầu học kì hai, lớp tơi có một bạn mới chuyển về tên là Nam, Nam mới chuyển về khu tôi ở. Vừa bước vào lớp tôi đã phì cười khi thấy Nam ăn mặc vơ cùng tuềnh tồng, áo cịn có mảnh vá. Buổi đầu vào lớp cô giáo phân công Nam về tổ của tơi, dù chẳng nói ra nhưng tơi khơng mấy hài lịng vì tơi cảm thấy Nam sẽ làm xấu đi bộ mặt sáng sủa của tổ tôi.

Tổ tôi vốn thường dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua, ấy vậy mà chỉ sau một thời gian Nam đã mấy lần làm ảnh hưởng đến thành tích của tổ tơi. Lần thì Nam đi học muộn, lần thì khơng mặc đồng phục,... Và cho đến một lần, buổi sáng hôm ấy chúng tôi đến lớp và ngồi bàn với nhau xem có cách nào khắc phục được tình trạng của tổ khơng. Lúc đó tơi lên tiếng:

- Tất cả là do bạn Nam làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của tổ mình, bạn ấy chuyên đi muộn, vi phạm nội quy của lớp. Theo tớ bạn ấy không xứng đáng làm thành viên tổ mình.

Đúng lúc đó Nam xuất hiện và có lẽ bạn đã nghe thấy lời nói của tơi, tơi cũng hơi ngại nhưng tôi tự nghĩ: "Mặc kệ! Nói cho mà biết".

Trước sự phản ứng gay gắt của nhiều bạn tỏ ra khơng đồng tình nhưng tơi vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình. Xong đó, quay sang Nam tơi tiếp:

- Này tớ nói cho bạn biết, bạn làm ảnh hưởng đến tổ quá nhiều đấy!

Nói xong câu đó tơi chợt nhận ra mình đã quá lời. Nam im lặng cúi đầu, khơng nói đi nói lại câu nào. Vừa lúc đó cơ giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Cơ đưa ánh mắt về phía Nam và nói:

- Trong lớp mình có bạn Nam hồn cảnh vơ cùng khó khăn, các em phải giúp đỡ bạn nhé! Bố bạn ấy mất sớm nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ bạn ấy phải bán hàng rong để kiếm sống và nuôi bạn đi học. Thế nhưng dạo này mẹ bạn ấy lại bị ốm phải nằm viện nên Nam đã có vài buổi đi học muộn. Các em hãy thông cảm cho bạn!

Suốt cả buổi học hơm đó, tơi ân hận và chỉ mong đến cuối buổi học để nói lời xin lỗi Nam. Nhưng buổi học đó Nam phải nghỉ giữa chừng vì mẹ bạn ấy lại phải cấp cứu.

Sau đó bạn chuyển về quê học, thế là tôi vẫn khơng kịp nói ra lời xin lỗi với Nam. Tơi mong rằng sau này sẽ có dịp về quê thăm bạn, và có lẽ lúc đó bạn đã tha lỗi cho tơi. Và đây cũng là một bài học cho sự ích kỉ của tơi.

Bài 3.

Nếu ai đó hỏi em: Từ lúc đi học đến giờ, em học qua bao nhiêu thầy cô giáo - chắc chắn em không thể nào nhớ được. Nhưng nếu hỏi: Thầy cô nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Em sẽ ngay lập tức nêu ra những cái tên. Song trong suốt sáu năm cắp sách tới trường, em chưa bao giờ dám nghĩ rằng, có một thầy giáo chỉ dạy em mỗi một tiết văn thôi mà để lại cho em một ấn tượng khó phai về sự kính u đến vậy.

Chuyện xảy ra vào tuần đầu tiên của năm học lớp sáu này. Bước vào ngôi trường mới, lạ thầy, lạ bạn, chúng em hồi hộp đợi mong những tiết học đầu tiên trong một cảm giác vui mừng xen lẫn những điều bí ẩn. Sau mỗi tiếng trống tùng và mỗi tràng vỗ tay rộn rã, chúng em lại được làm quen với một thầy giáo mới. Những người mà trước đó chúng em chưa bao giờ thấy mặt, biết tên, chưa bao giờ được nghe lời giảng với bao kiến thức mới lạ và xa xôi.

Ngày học thứ nhất trôi qua vội vàng và ồn ã. Lớp học bước vào ngày học thứ hai bằng một tiết ngữ văn. Tiếng trồng vào giờ cao điểm, thầy giáo bước vào trong sự ngỡ ngàng của bao đôi mắt trẻ thơ. Chả là với hầu hết các bạn lớp em, đây là lần đầu tiên môn văn được một thầy giáo dạy .

Thầy bước vào giờ giảng nhẹ nhàng và trầm ấm vô cùng. Tiết dạy đầu tiên, thầy dành hơn mười phút để giới thiệu tồn bộ chương trình ngữ văn lớp sáu. Khơng khí lớp khơng hiểu tại sao tự nhiên sơi nổi hẳn lên. Thầy vẫn nói về bài giảng nhưng lại gợi trong chúng em bao ấn tượng xốn xang. Thầy kể về kỷ niệm ngày đầu tiên thầy bước vào ngôi trường học cấp hai. Thầy mới, bạn mới và những bải giảng mới nhanh chóng cuốn hút niềm đam mê văn học của thầy. Thế là từ ngày đó lúc nào thầy cũng mơ ước trở thành một thầy giáo dạy văn để được truyền dạy cho học sinh những cảm giác sâu lắng được dồn tụ qua từng trang sách. Chúng em tròn mắt hớp lấy từng lời giảng của thầy một cách say sưa. Sao kỷ niệm của thầy giống tâm trạng của chúng em lúc này đến vậy. Chúng em càng ngỡ ngàng, nhưng cũng ngây ngất và vui mừng lăm . Bài giảng của thầy cứ diễn ra trọn vẹn một giờ trước những khuôn mặt ngây thơ đang ngày càng trở nên tươi tắn. Ơi! cuộc sống sao cịn nhiều niềm vui, nhiều mơ ước, nhiều chân trời lạ thế. Đó cũng là những nơi xa lạ, đẹp đẽ và huyền bí. Mảnh đất ấy chùng em chưa từng đến bao giờ. Nhưng những ước mơ chinh phục của chúng em thì hình như đang bắt đầu được thầy thắp sáng.

Nhưng đúng là tiếc nuối vô cùng! Không ngờ tiết văn ấy lại là tiết văn duy nhất thầy Bình dạy chúng em. Sau tuần ấy tuần được cử lên trường của tỉnh. Thầy ơi! Bao giờ chúng em mới được gặp lại thầy. Người đã dạy chúng em bao điều mới lạ, dạy chúng em ước mơ bằng chính những ước mơ có thực của thầy.

Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)

I. Về thể loại

1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về lồi vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phơng-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng(1).

Một phần của tài liệu hoc-tot-ngu-van-6-tap-1 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)