2.4.1. Những tồn tại, hạn chế
Việc triển khai, quán triệt Nghị quyết của một số cấp ủy đảng cịn chậm, có nơi triển khai cịn hình thức. Cơng tác chỉ đạo thực hiện Nghị quyết có nơi chưa thực sự quyết liệt.
Cơng tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên có tiến bộ, song chưa tồn diện chưa thật sự đổi mới chưa bắt kịp với xu thế của thanh niên. Vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội, thiếu ý thức trong học tập, lao động và công tác, dễ bị tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, sa sút về đạo đức, lối sống, mắc vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.
Công tác đào tạo nghề cho thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Các cơng trình, dự án đầu tư cho thanh niên cịn ít, quy mơ nhỏ lẻ. Do điều kiện khách quan nhiều thanh niên có hồn cảnh khó khăn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn vốn khác của địa phương.
Một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trong của công tác quản lý nhà nước về thanh niên, chưa phân biệt được chức năng quản lý nhà nước về thanh niên và hoạt động của Đoàn thanh niên. Một số đơn vị cịn xem đây là nhiệm vụ của Đồn thanh niên; một số cơ quan, đơn vị cịn giao cho Đồn Thanh niên chủ trì, tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách cho thanh niên, cũng như việc triển khai thực hiện dẫn đến khó khăn, lúng túng; Chưa lồng ghép được chức năng, nhiệm vụ của ngành vào kế hoạch thực hiện phát triển thanh niên, mục tiêu được xây dựng trong kế hoạch cịn chung chung, chưa cụ thể hóa được vấn đề cần đạt đến.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên mới được hình thành, song khơng ổn định do sự ln chuyển, điều động; công chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên ở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện chưa đầu tư thời gian nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách cho thanh niên thuộc chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực được phân công.
Đối với cấp xã, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên mới được bổ sung và giao cho công chức Văn phịng – Thống kê, song cơng chức này phải kiêm nhiệm nhiều công việc cho nên việc tham mưu, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên chưa đạt được kết quả cao.
Công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách cho thanh niên, nhất là cơ chế phối hợp liên ngành giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh niên
của các cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên còn thiếu chủ động, chưa thực sự đi vào những vấn đề lĩnh vực mà trách nhiệm của nhà nước phải thực hiện cho thanh niên.
Các vướng mắc trong giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến: Đây là sự phối hợp Liên ngành (Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính, Hội Cựu Thanh niên xung phong) và nhiều cấp từ Trung ương đến cấp xã, cho nên đòi hỏi cơ quan ở Trung ương xây dựng hướng dẫn chi tiết để triển khai, tuy nhiên do nhiều tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện phải trao đổi, xin ý kiến cấp trên dẫn đến ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện; đối tượng thanh niên xung phong khơng cịn giấy tờ gốc, nên việc xác minh từ cơ sở trong cùng địa phương và giữa các địa phương gặp nhiều khó khăn do thiếu tư liệu, thông tin…; bản thân cựu thanh niên xung phong kê khai thiếu thống nhất trong hồ sơ nên việc thẩm tra, xác minh mất nhiều thời gian; một số thanh niên xung phong ở tỉnh khác hiện đang sinh sống tại địa phương, khi xác minh các đối tượng này thường rất khó khăn trong q trình thẩm định; một số đối tượng không nhớ rõ phiên hiệu hoặc thời gian tham gia nên quá trình xác minh phải làm đi làm lại nhiều lần.
Chế độ báo cáo quản lý nhà nước về thanh niên của một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa thể hiện được kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên, khơng có số liệu cụ thể, vẫn cịn tình trạng báo cáo cơng việc của đồn thanh niên thực hiện.
2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên chưa đầy đủ, đồng bộ, có nhiều văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn
quản lý, công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chưa chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị của cơng tác thanh niên nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; cơng tác qn triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết có nơi làm chưa nghiêm túc nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về công tác thanh niên chưa đầy đủ, do vậy chưa quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đối với cơng tác thanh niên, có tư tưởng khốn trắng cho tổ chức đồn thanh niên.
Đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên chưa ổn định, công tác cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn cịn mang tính chất đối phó, người được cử đi tập huấn khơng được giao nhiệm vụ tham mưu mà giao cho đơn vị khác cho nên công tác tham mưu về lĩnh vực này cịn lúng túng, bị động.
Kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chương trình đưa ra cịn hạn chế dẫn đến một số mục tiêu chỉ tiêu, giải pháp thực hiện không thật sự hiệu quả.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã đưa ra được thực trạng thực hiện chính sách phát triển thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2020. Chính sách phát triển thanh niên đã đạt được cơ bản các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn. Một số kết quả mà chính sách phát triển thanh niên đã đạt được, như: Nhận thức của hệ thống chính trị - xã hội trong tỉnh về phát triển thanh niên được nâng cao; cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy trách nhiệm trong xây dựng thế hệ thanh niên giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng sống và ý chí vươn lên, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của tỉnh. Cơ chế chính sách đảm bảo cho thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập, nghiên cứu khoa học, việc làm, vui chơi giải trí, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy vai trị tích cực của thanh niên trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển thanh niên trong giai đoạn 2012-2020 nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, thể hiện qua các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn này cơ bản được đáp ứng và hồn thành.
Bên cạnh đó trong chương 2 cũng đã đưa ra được những hạn chế, khó khăn đồng thời chỉ ra nguyên nhân của việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2030