+ Dùng phương pháp chọc hút: Bơm vào ổ áp-xe một lượng vừa đủ novocain 0,25% kết hợp với kháng sinh, sau 15-20 phút hút mủ ra bằng bơm kim tiêm cỡ lớn
Rửa xoang áp-xe bằng các dung dịch sát trùng: Rivanol 0,1%, thuốc tím 0,1%, nước oxy già 3%, nước muối sinh lý. Bơm dung dịch sát trùng vào rồi lại hút ra, sau vài lần rửa hút hết dung dịch sát trùng ra.
Cuối cùng ta lại bơm vào xoang áp-xe novocain 0,25% kết hợp với kháng sinh. Mỗi ngày làm một lần đến khi trong xoang bệnh lý khơng cịn sinh mủ nữa là được.
+ Dùng phương pháp phẫu thuật:
Phương pháp tiến hành:
Trước tiên cắt, cạo sạch lơng vùng da có áp-xe, rửa sạch và sát trùng bằng cồn Iod 5%.
Dùng dao mổ đã được vô trùng kỹ rạch da ổ áp-xe ở vị trí thấp nhất (độ dài của vết mổ vừa đủ cho mủ thoát ra hết, chiều của vết mổ cùng chiều với sợi cơ vùng áp-xe).
Nặn hết mủ và dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc H2O23% rửa sạch mủ trong xoang áp-xe.
Nếu bọc áp-xe nhỏ, xoang áp-xe hẹp ta có thể dùng bột Sulfamid, bột kháng sinh rắc vào bên trong bọc áp-xe.
Nếu bọc áp-xe lớn, xoang rộng ta có thể lấy vải gạc đã được vô trùng tẩm huyễn dịch gồm:
Dầu cá hay dầu thực vật: 100ml Bột Sulfamid: 5g Iodoform: 3g
Nhét vào trong xoang làm dẫn lưu. Phương pháp này sẽ làm cho dịch viêm thoát ra hết, làm cho áp-xe lành từ trong ra ngoài, chống hiện tượng lành giả (miệng áp-xe đã liền, nhưng trong xoang áp-xe vẫn còn mủ, dịch viêm).
- Áp-xe tự vỡ: Nó thường vỡ chỗ mềm nhất ở giữa. Khi điều trị phải làm cho mủ thoát ra hết khơng để mủ tích tụ lại trong xoang. Do đó ta phải mổ một miệng phụ ở vị trí thấp nhất của áp-xe rồi xử lý như trường hợp áp-xe sau khi được mổ.
Câu hỏi ôn tập
1. Triệu chứng và biện pháp phịng trị bệnh viêm lỗ chân lơng ở ngựa? 2. Biện pháp phòng trị áp xe ở ngựa?
Phần thực hành
Bài 1. Điều trị bệnh viêm lỗ chân lông ở ngựa? Bài 2. Chẩn đoán áp xe trên ngựa?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.
Ghi nhớ
TÀI LIỆU THAM KHẢO