hình sự về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” được quy định tại Điều 26 BLTTHS năm 2015, lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự, nhằm tăng cường tranh tụng trong xét xử, đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Theo đó, có 03 (ba) vấn đề cần lưu ý liên quan đến nguyên tắc này:
Thứ nhất, về tư cách của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác. Pháp luật tố tụng hình sự xác định tư cách của “Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Việc xác định “quyền bình đẳng” giữa nhóm chủ thể “Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng” và “người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác” là điều rất quan trọng, bởi đây chính là cơ sở tiền đề cho bảo đảm tranh tụng. “Quyền bình đẳng” giữa hai nhóm chủ thể này có giới hạn, tức là trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu và mục đích áp dụng quyền bình đẳng này đó là để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Việc nhận diện giới hạn và mục đích áp dụng quyền bình đẳng của các chủ thể áp dụng là điều rất quan trọng.
Thứ hai, về tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Các tài liệu, chứng cứ này do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét