7.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 7.1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh 7.1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh
Tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện phối hợp triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh;
Tổ chức, chỉ đạo Sở Xây dựng phố hợpcác sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2012-2025 và năm 2021 trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh;
Chỉ đạo, đôn đốc công tác đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở theo định kỳ;
Ban hành các quy định, các cơ chế, chính sách phù hợp với quy định của pháp luật trên cơ sở ý kiến tham mưu của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tạo thuận lợi cho phát triển nhà ở.
7.1.2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Tổ chức, chỉ đạo triển khai chương trình phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;
Trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành thực hiện lập, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trên địa bàn;
Phối hợp với Sở Xây dựng lập và thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở trên địa bàn, lập kế hoạch phát triển nhà ở đô thị và nông thôn hàng năm và 5 năm; Nghiên cứu, phối hợp với các Ban ngành trong việc lập quy hoạch giữ gìn, bảo tồn các làng nghề, làng cổ;
Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng theo định kỳ vào giữa quý IV hàng năm.
7.2. Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành 7.2.1. Sở Xây dựng 7.2.1. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở; hướng dẫn, đơn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện đến UBND tỉnh theo định kỳ vào cuối quý IV hàng năm;
72
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cơng vụ trình UBND tỉnh quyết định;
Chủ trì việc lập quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, thiết kế đô thị, Quy chế quản lý kiến trúc nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý kiến trúc nhà ở;
Chủ trì phối hợp các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm; lập kế hoạch thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở và thực hiện Thiết kế đơ thị trong đó nêu rõ lộ trình thực hiện, nhu cầu và giải pháp tài chính trình UBND tỉnh và tổ chức thực hiện, trước hết tập trung vào các đơn vị hành chính có xu hướng phát triển nhanh;
Chủ trì, xây dựng phương án kiện tồn tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nhà của tỉnh và của các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo điều kiện và năng lực thực hiện trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội lập kế hoạch xây dựng nhà ở hàng năm cho các đối tượng chính sách, người có cơng với cách mạng, người nghèo;
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng Quy chế quản lý sử dụng quỹ nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt; tổ chức xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên, công nhân cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển nhà ở đơ thị và nơng thơn;
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Quy định về quản lý dự án nhà ở sau đầu tư xây dựng; soạn thảo quy định sửa đổi, bổ sung các văn bản theo quy định của pháp luật về nhà ở trên địa bàn, trình UBND tỉnh ban hành; nghiên cứu, ban hành các mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương để các đơn vị và nhân dân tham khảo, áp dụng.
7.2.2. Sở Tài nguyên và Mơi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định quỹ đất để phát triển nhà ở phù hợp với Chương trình phát triển nhà ở được phê duyệt;
Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát lại quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tư để thực hiện dự án nhà ở, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi quỹ đất đã giao đối với những dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện để giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện đáp ứng yêu cầu tiến độ;
73
Thực hiện đổi mới thủ tục giao đất ở, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
Chủ trì nghiên cứu và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
7.2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo, điều hành và kiểm điểm kết quả thực hiện theo định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Lập kế hoạch về vốn, cân đối vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở.
Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo dự án.
7.2.4. Sở Tài chính
Bố trí ngân sách để phát triển nhà ở cho từng giai đoạn, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;
Phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cơng nhân trình UBND tỉnh quyết định.
7.2.5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Mặt trận Tổ quốc tỉnh rà soát nhu cầu nhà ở của các hộ chính sách, hộ có cơng, hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở cho trình UBND tỉnh phê duyệt;
Phối hợp với các Sở Xây dựng, Sở Tài chính trong việc xác định đối tượng cán bộ, công chức viên chức và người lao động được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.
7.2.6. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Xây dựng lập phương án kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nhà của tỉnh, đảm bảo đủ điều kiện và năng lực thực hiện Chương trình phát triển nhà ở trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;
Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc xác định nhu cầu về nhà ở công vụ phát sinh và rà soát nhu cầu về nhà ở xã hội của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức.
7.2.7. Sở Giao thông - Vận tải
Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc lập quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn gắn với việc khai thác quỹ đất để tạo quỹ đất phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
74
7.2.8. Ban Quản lý các khu công nghiệp
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động làm việc tại các khu cơng nghiệp để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp.
7.2.9. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các chính sách tín dụng theo quy định có liên quan đến nhà ở;
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các chính sách tín dụng về nhà ở để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nếu vượt thẩm quyền;
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cho vay có liên quan đến nhà ở.
7.2.10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Lao Động Thương binh và Xã hội tham gia quản lý nguồn vốn và quản lý việc sử dụng nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội.
- Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.
7.3. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị thành viên thành viên
- Tăng cường kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn tỉnh tham gia hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách;
- Phối hợp với các đơn vị định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung danh sách các hộ gia đình có khó khăn về nhà ở thuộc diện ưu tiên cần được hỗ trợ.
75
KẾT LUẬN
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã nêu lên sự cần thiết để xây dựng chương trình, đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng về nhà ở, thực trạng về quản lý nhà ở. Từ đó, dự báo các nhu cầu về nhà ở cho từng nhóm đối tượng và đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện.
Chương trình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, là cơ sở để thực hiện chỉ đạo các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác phát triển nhà ở, giúp giải quyết tốt nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; góp phần chỉnh trang, phát triển đô thị, nơng thơn mới; góp phần kích cầu sản xuất, phát triển thị trường bất động sản.
Trên cơ sở nội dung chương trình, hệ thống các chỉ tiêu cần đạt được và các giải pháp để triển khai thực hiện; các đơn vị có liên quan tổng hợp các ý kiến đề xuất để tỉnh kiến nghị với trung ương thực hiện điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tính chất đặc thù của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
76
KIẾN NGHỊ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, công tác phát triển nhà ở đã được chú trọng.Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến công tác phát triển nhà ở không thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc chưa được quy định cụ thể trong pháp luật dẫn tới gặp vướng mắc khi triển khai thực hiện.
Để công tác phát triển nhà ở trong thời gian tới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đồng thời tháo gỡ được các vướng mắc để thu hút thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội; tỉnh xin kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xem xét chấp thuận một số đề xuất sau:
1. Thực tế triển khai công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua cho thấy, các thủ tục hành chính liên quan đến nhà ở xã hội còn cần phải được thu gọn. Hiện nay, nhiều thủ tục còn rườm rà hơn so với đầu tư nhà ở thương mại như thủ tục xét duyệt đối tượng.
Về vấn đề này, tỉnh xin kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành có liên quan xem xét ban hành các quy định cụ thể về việc miễn giảm thủ tục hành chính đối với đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
2. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã quy định: a) Được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng cơng trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư.
Đối với quy định này, tỉnh xin kiên nghị trong trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà khơng bố trí quỹ đất riêng để xây dựng cơng trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại; phần kinh doanh thương mại này phải được hạch tốn chung vào tồn bộ dự án và bảo đảm nguyên tắc lợi nhuận định mức tối đa theo quy định
b) Chủ đầu tư dự án được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở và pháp luật về thuế có liên quan. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế đối với nhà ở xã hội hiện hành.
77
- Trong quá trình thực hiện, gặp phải vướng mắc sau: phần nhà ở xã hội để bán và cho thuê mua thì áp dụng mức thuế suất VAT 5% nhưng với phần 20% diện tích đất dành để xây dựng nhà ở thương mại hoặc 20% diện tích sàn để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại thì áp dụng mức thuế suất VAT là bao nhiêu.
- Về vấn đề này, tỉnh xin kiến nghị áp dụng mức thuế suất VAT chung cho cả dự án là 5% để tạo sự khuyến khích đối với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
3. Tại thời điểm lập chương trình, một số khu vực chưa đề xuất phát triển nhà ở thương mại theo dự án. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, tùy tình hình nhu cầu thực tế có thể xem xét bổ sung thêm một số dự án tại những khu vực có điều kiện hạ tầng đảm bảo.
78
PHỤ LỤC1: ƯỚC TÍNH DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÍNH ĐẾN HẾT 31/12/2019
STT Đơn vị hành chính
Diện tích tự nhiên (km2)
Số liệu tổng điều tra
01/04/2019 Ước tính đến 31/12/2019 điều chỉnh địa giới hành chính Ước tính đến 31/12/2019 sau Dân số
(người) Mật độ dân cư (người/km2) (người) Dân số Mật độ dân cư (người/km2) (người) Dân số Mật độ dân cư (người/km2)
1 Thành phố Vĩnh Long 47,82 137.870 2.883 137.911 2.884 137.911 2.884 Đô thị 98.305 98.334 137.911 Nông thôn 39.565 39.577 2 Thị xã Bình Minh 93,63 94.862 1.013 94.890 1.013 94.890 1.013 Đô thị 35.495 35.505 35.708 Nông thôn 59.367 59.385 59.182 3 Huyện Bình Tân 158,07 95.709 605 95.738 606 95.738 606 Đô thị 20.153 Nông thôn 95.709 95.738 75.585 4 Huyện Long Hồ 196,34 167.698 854 167.748 854 167.748 854 Đô thị 6.960 6.962 6.962 Nông thôn 160.738 160.786 160.786 5 Huyện Mang Thít 162,48 96.172 592 97.200 598 97.200 598 Đô thị 8.129 9.131 11.557 Nông thôn 88.043 88.069 85.643 6 Huyện Tam Bình 290,65 151.520 521 151.566 521 151.566 521 Đô thị 4.691 4.693 4.693 Nông thôn 146.829 146.873 146.873