Nguyên nhân của hạn chế phát triển DNNVV tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuyết Nga - 820128 - QLKT2B (Trang 66 - 70)

2.5 Đánh giá các thành công đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế

2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế phát triển DNNVV tại Hải Phòng

Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhiều DNNVV có đội ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý, năng lực

quản trị của nhiều DNNVV chưa đạt yêu cầu, thiếu những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng để có thể dẫn dắt DN phát triển trong tương lai xa.

Hai là, tài chính của nhiều DN gặp khó khăn do khơng cân đối được dịng

tiền; nhiều khoản vay ngân hàng đầu tư cho nâng cao chất lượng đào tạo không bảo đảm khả năng trả nợ. Doanh thu của các DN trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 giảm sút trong khi vẫn phải bảo đảm các khoản chi khác như chi trả lương cho nhân viên; chi phí thuê mặt bằng, vận hành; chi phí phát sinh tăng lên khá nhiều sử dụng cho việc tiêu độc, khử trùng và phòng chống dịch trong thời gian khá dài.

Ba là, các doanh nghiệp còn gặp nhiều rào cản, khó khăn trong chuyển đổi số,

như: chi phí đầu tư vào chuyển đổi số cao; hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển; các giải pháp về rủi ro an ninh mạng khó tiếp cận Đồng thời, nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế; các doanh nghiệp cịn thiếu tiếp cận, kiến thức/thơng tin về công nghệ số.

Nguyên nhân khách quan

Một là, do tình hình dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động

của nhiều DN, trong đó rất nhiều DN buộc phải đóng cửa hoặc chỉ hoạt động cần chừng, một số đã thành lập nhưng không tổ chức hoạt động được. Làm việc trực tuyến (online) chỉ là giải pháp tình thế và chưa mang lại hiệu quả như khi làm việc trực tiếp tại văn phịng. Khi làm việc trực tuyến, cơng tác quản lý nhân sự gặp nhiều khó khăn. Đây là ngun nhân chính khiến hoạt động của doanh nghiệp đi xuống. Bên cạnh đó trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 có những tác động rất lớn đối với nhu cầu của khách hàng, số lượng những công ty chịu tổn thất từ Covid-19 nằm trong nhóm các ngành, như: Giáo dục, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu, vật liệu xây dựng, công nghiệp,… Đây đều là những lĩnh vực hoạt động chính của các DNNVV tại Hải Phịng.

Hai là, các kế hoạch phát triển DNNVV tại Hải Phịng chưa có sự chi tiết, cụ

thể trong từng giai đoạn, ngắn hạn, dài hạn mà chỉ đưa ra những phương hướng chung chung mang tính tự phát. Việc cơng bố các kế hoạch hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chưa được thực hiện đồng loạt và rộng rãi. Khơng ít doanh nghiệp khơng biết hoặc biết đến quá muộn. Ngồi ra q trình phê duyệt các chủ trương, chính sách, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ hậu Covid-19 còn chậm trễ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa được hỗ trợ kịp thời.

Ba là, trình độ của đội ngũ quản lý nhà nước mặc dù từng nước được cải

thiện và cho thấy sự tiến bộ rõ ràng, song nhiều cơng chức, cán bộ làm việc tại vị trí khơng thích hợp, dẫn đến tình trạng xử lý thơng tin, cập nhật thơng tin cịn chậm chạp, ảnh hưởng đến năng suất xử lý vấn đề của các DNNVV. Công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng hoạt động của DN chưa được quy định cụ thể. Chính vì thế khi kiểm định cịn nhiều thiếu sót, chưa thể đánh giá tổng thể. Chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về việc hạn chế các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp dẫn đến các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trực tiếp bị hạn chế.

Bốn là, quỹ đất dành cho phát triển kinh tế của Hải Phịng có hạn trong khi

số lượng doanh nghiệp lại quá lớn. Cung lớn hơn cầu khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi cần giải quyết các vấn đề xung quanh đến đất đai.

Kết luận chương 2

Từ việc hệ thống cơ sở lý luận về DNNVV cũng như sự phát triển DNNVV ở chương 1 thì chương 2 tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển DNNVV tại Hải Phịng giai đoạn 2019 - 2021 thơng qua việc đánh giá về điều kiện, đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội; phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển DNNVV Hải Phịng qua các tiêu chí như phát triển quy mơ số lượng DNNVV, kết quả kinh doanh, quy mô nguồn vốn và lao động của DNNVV; đánh giá thực trạng cơng tác phát triển DNNVV Hải Phịng qua các chủ trương, kế hoạch mà chính quyền địa phương Hải Phịng thực hiện. Từ việc phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng phát triển DNNVV Hải Phịng cũng như cơng tác triển khai các chủ trương chính sách của chính quyền địa phương Hải Phòng tới DN, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DNNVV tại thành phố Hải Phịng; từ đó đánh giá khách quan những hạn chế, bất cập cùng nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế đối với sự phát triển của DNNVV Hải Phòng.

Việc đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Phòng ở chương 2 cùng việc đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp này, cũng như nguyên nhân, hạn chế phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng sẽ là tiền đề để chương 3 tác giả thực hiện đưa ra các giải pháp nhằm duy trì, tăng cường và tiếp tục giúp các DNNVV Hải Phòng phát triển.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuyết Nga - 820128 - QLKT2B (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w