Tên thành phần Ký hiệu biến Thang đo Nguồn Quy mô phát hành
IVOL Tổng số lượng trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành trong từng quý trong giai đoạn từ 2010 – 2021
Asianbndsonline.ad b.org
Quy mô giao dịch
TIMES Số lần khi thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu doanh nghiệp thống kê theo từng quý từ 2010 – 2021
HSX
NBOND Tổng số lượng trái phiếu trong giao dịch mua bán trong từng quý từ 2010– 2021
HSX
TOVER Tổng doanh số trái phiếu giao dịch trong trong từng quý từ 2010 – 2021
HSX
(Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)
3.2.1.2. Biến độc lập
Đối với hoạt động thị trường trái phiếu qua khảo sát tác giả điều chỉnh thang đo và nghiên cứu mơ hình bao gồm 6 biến độc lập: Quy mô của nền kinh tế: 1 biến, Quy mô hệ thống ngân hàng: 1 biến, Tuổi của trái phiếu: 1 biến, Rủi ro phá sản: 1 biến, Biến động lợi nhuận: 1 biến, Biến động tỷ giá hối đối: 1 biến, mã hóa thành các biến: EXR, GDP, CREDIT, AGE, RATING, DVWAP.
Quy mô của nền kinh tế (log(GDP)): Đo lường bằng GDP, là số liệu được thu
thập từ website finance.vietstock.vn. GDP là số liệu phi tuyến tính nên sẽ được lấy logarit.
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 - 2021
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2021)
Tốc độ tăng GDP các năm 2010-2021 lần lượt là: 6,78%; 6,24%; 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08%; 7,02%; 2,91%; 2,58%. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá trong giai đoạn 2016-2019. Mặc dù tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, trong đó tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2010-2021 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bình qn giai đoạn 2016-2021, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra (6,5- 7%/năm). Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020; đồng thời quy mơ nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Xin-ga-po
6.78 6.81 7.08 7.02 6.24 5.98 6.68 6.21 5.25 5.42 2.91 2,58 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
(337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đơng Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD). Năm 2021, tốc độ tang trưởng GDP là 2,58%.
Quy mô của hệ thống ngân hàng (log(CREDIT)): Đo lường bằng dư nợ tín
dụng nội địa, lấy nguồn từ data.imf.org. CREDIT là số liệu phi tuyến tính nên sẽ được lấy logarit.
Biến động tỷ giá hối đoái (EXR): tỷ giá hối đoái lấy nguồn từ data.imf.org Tuổi của trái phiếu (AGE): Tuổi của trái phiếu được tính căn cứ trên thời
điểm phát hành của trái phiếu. Tuổi của trái phiếu được phân thành hai nhóm: (1) được phát hành trong vịng 2 năm và (2) trên 2 năm. Tính từ khi phát hành tới tháng nghiên cứu, nếu trong 2 năm, tuổi của trái phiếu được xếp vào nhóm (1) và được xếp vào nhóm (2) nếu trên 2 năm.
Tuổi của trái phiếu là thời gian tính từ khi trái phiếu được phát hành. Trong giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2021, có một số trái phiếu được phát hành từ trước như các trái phiếu của BIDV, HCM, HCMA, TDH. Còn lại đều là những trái phiếu được phát hành trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn 2010 - 2021, có rất ít trái phiếu có tuổi ≤ 2 năm vì những trái phiếu có giao dịch trong thời gian này chủ yếu được phát hành từ trước năm 2012. Đặc biệt năm 2017 là năm bùng nổ của những trái phiếu mới phát hành của những công ty như CII, NVL, VIC - những cơng ty có liên quan tới xây dựng, bất động sản. Năm 2017, những công ty này thực hiện rất nhiều dự án bất động sản nên nhu cầu về vốn lớn là tất yếu.
Rủi ro phá sản (RATING): Được thể hiện qua XHTD của trái phiếu. Tuy
nhiên, tại Việt Nam chưa thực hiện XHTD cho TPDN. Vì thế, XHTD của doanh nghiệp phát hành trái phiếu được sử dụng thay thế làm tham chiếu. Đây là số liệu thứ cấp được tổng hợp từ Trung tâm thơng tin tín dụng (Credit Infromation Centre – CIC) của NHNN trong giai đoạn 2010 - 2021.
Rủi ro phá sản của trái phiếu được xác định thông qua XHTD trái phiếu. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa thực hiện XHTD đối với TPDN nên rủi ro phá sản/khả năng thanh tốn của trái phiếu cũng có thể được cân nhắc thơng qua XHTD của doanh nghiệp. Việc XHTD các doanh nghiệp được các NHTM mà các doanh nghiệp có mối quan hệ huy động vốn thực hiện. Kết quả XHTD sẽ được chuyển cho CIC tổng hợp.
Biến động lợi nhuận (DVWAP): Đại diện bằng biến động của Giá bình quân
theo khối lượng giao dịch, được tính tốn trên cơ sở số liệu về giá và khối lượng giao dịch của TPDN niêm yết theo quý trong giai đoạn 2010 - 2021.
Biến động lợi nhuận được xác định qua thay đổi của Giá bình quân theo khối lượng giao dịch (VWAP = Giá trị giao dịch/Khối lượng giao dịch) của tháng này và tháng trước. Biến động lợi nhuận được chia thành 3 nhóm: biến động tăng, biến động giảm và khơng có giao dịch trong giai đoạn 2010 - 2021.
Trong giai đoạn 2010 - 2021, tần suất giao dịch của các TPDN niêm yết là rất thấp, phần lớn các tháng đều khơng có giao dịch nào được thực hiện. Đối với những tháng có giao dịch được thực hiện, mức độ biến động lợi nhuận cũng tương đối thấp. Từ năm 2016, tần suất giao dịch trái phiếu tăng lên nhưng biến động lợi nhuận âm vẫn nhiều hơn biến động lợi nhuận dương, tương ứng với giá của các trái phiếu được giao dịch có xu hướng giảm nhiều hơn. Tuy nhiên, sang năm 2017, tần suất giao dịch tăng mạnh đi kèm sự tăng lên đáng kể của các biến động tăng. Điều này cho thấy giá bình quân của các trái phiếu khi giao dịch đã có xu hướng tăng lên.
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến số và thang đo biến độc lập ảnh hưởng tới quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tên thành phần
Ký hiệu biến Thang đo Nguồn
Biến động tỷ giá hối đoái
EXR Biến động tỷ giá hối đoái là số liệu được thu thập theo quý trong giai đoạn 2010- 2021
Data.imf.org
Quy mô của nền kinh tế
GDP Log(GDP): tổng sản phẩm quốc nội GDP của đất nước lấy số liệu từng quý từ 2010 – 2021 Data.imf.org Quy thống hàng mơ hệ ngân
CREDIT Đo lường bằng dư nợ tín dụng nội địa Log(CREDIT)
Data.imf.org
Tuổi phiếu
của trái AGE Tổng số tháng của từng trái phiếu sau khi phát hành trong từng quý.
HSX
Rủi ro phá sản RATING Khả năng tài chính của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu trong thời gian phát hành từ 2010 – 2021
CIC
Biến động nhuận
lợi DVWAP Biến động của Giá bình quân theo khối lượng gia dịch (DVWAP)
HSX
(Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả luận văn đưa ra tổng hợp các yếu tố tác động tới quy mô thị trường TPDN theo giả thuyết trong bảng sau:
Bảng 3.3: Tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố tác động tới quy mô thị trường TPDN và giả thuyết của tác giả
Yếu tố Hướng tác động của các tác giả Tác giả (năm) Giả thuyết của tác giả luận văn
Quy mô nền kinh tế + Eichengreen và Luengnaruemitchai (2004)(+); Braun và Briones (2006) (+); Bhattacharyay (2011; 2013) (+); Mu và cộng sự (2013) (+). +
Quy mô của hệ thống ngân hàng -/+ Bhattacharyay (2013)(+); (Hawkins, 2002)(+); Hwang (2016)(+); Eichengreen và Luengnaruemitchai (2004)(+); Harwood (2000)(-); Rajan và Zingales (2001) (-) + Biến động tỷ giá hối đoái - Fredrick (2014)(-); Eichengreen và Luengnaruemitchai (2004) (-), Bhattacharyay (2011; 2013)(-), Mu và cộng sự (2013)(-) -
Tuổi của trái phiếu - Alexander và cộng sự (2000)(-); Hotchkiss và Jostova (2007)(-); Wahyudi và Robbi (2009)(-) - Rủi ro phá sản +/- Alexander và cộng sự (2000)(-); Hotchkiss và Jostova (2007)(+); Wahyudi và Robbi (2009)(-) + Biến động lợi nhuận (biến động giá)
+/- Harris và Raviv (1993)(+); Alexander và cộng sự (2000)(+); Hotchkiss và Jostova (2007)(-)
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu như sau: Quy mơ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (quy mô phát hành và quy mô giao dịch) = f (Quy mô nền kinh tế + Quy mô của hệ thống ngân hàng + Biến động tỷ giá hối đoái + Tuổi của trái phiếu + Rủi ro phá sản + Biến động lợi nhuận), cụ thể như sau: IVOL=const+β1(GDP)
+β2(CREDIT)+β3(EXR)+β4(AGE)+β5(RATING) +β6(DWVAP) TIMES=const+β1(GDP)+β2(CREDIT)+β3(EXR)+β4(AGE) +β5(RATING) +β6(DWVAP) NBOND=const+β1(GDP)+β2(CREDIT)+β3(EXR)+β4(AGE) +β5(RATING) +β6(DWVAP) TOVER=const+β1(GDP)+β2(CREDIT)+β3(EXR)+β4(AGE) +β5(RATING) +β6(DWVAP)
Trong đó: β1, β2… β6: hệ số ướng lượng của các biến số độc lập và hệ số β ở mỗi mơ hình là khác nhau.
Hình 3.2: Mơ hình các yếu tố tác động tới quy mô giao dịch TPDN
H1 H2 H3 H4 H5 H6
(Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)
Quy mô nền kinh tế
Quy mô thị trường TPDN Rủi ro phá sản
Tuổi của trái phiếu
Biến động lợi nhuận
Biến động tỷ giá hối đối
Quy mơ hệ thống ngân hàng
3.3. Mô tả số liệu thống kê