VTV Digital trên mạng xã hội Zalo

Một phần của tài liệu Quản lý phân phối nội dung truyền hình trên nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. (Trang 54 - 67)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý phân phối nội dung trên nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam

2.3.1. Thuận lợi

2.3.1.1. Đầu mối quản lý thống nhất chuyên nghiệp

Việc thành lập Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị: Báo Điện tử VTV News, Trung tâm Tin tức VTV24 và Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam là bước phát triển thực sự cần thiết cho Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là chiến lược có tầm nhìn dài hạn để tập trung được nguồn lực hiện có để xây dựng một đơn vị chuyên nghiệp phát triển lĩnh vực nội dung số, với quy mô, tiềm lực tương xứng với vị thế của đài truyền hình quốc gia, xứng đáng là cơ quan báo chí, truyền thơng trụ cột của Đảng và Nhà nước không những trên truyền hình truyền thống mà trên cả những nền tăng truyền thông mới.

Về cơ cấu tổ chức, việc sáp nhập các đơn vị nêu trên sẽ làm giảm thiểu đầu mối đơn vị cấp Ban và cấp phịng của Đài Truyền hình Việt Nam; theo đó, số lượng lãnh đạo đơn vị cấp Ban, lãnh đạo cấp phòng cũng sẽ được tinh giảm. Số lượng lao động sẽ thực hiện tỉnh gọn theo lộ trình thơng qua cơng tác đánh giá và phân loại lao động.

Trong bối cảnh hiện nay, khi truyền hình truyền thống đang dần mất lượng khán giả theo dõi thường xuyên so với các trang báo điện tử, trang mạng xã hội và ứng dụng OTT thì việc thành lập Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số là rất cấp thiết để cung cấp nguồn thơng tin chính thống, xác thực cho người dân, hạn chế tình trạng nhiễu loạn thơng tin, thông tin thiếu kiểm chứng được đăng tải tràn lan trên mạng Internet; đấu tranh, phản biện đối với các hành vi tuyên truyền lệch lạc, chống phá của các thế lực phản động; đồng thời, đây cũng là hành động cụ thể và thiết thực của Đài Truyền hình Việt Nam chấp hành nghiêm túc theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

năng định hướng trong lĩnh vực sản xuất và phát triển nội dung số cần những bước đi chiến lược phù hợp với từng giai đoạn. Cần phải có những sự đầu tư về nhân sự, hạ tầng kỹ thuật và tạo cơ chế đột phá để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và có định hướng chỉ đạo thống nhất nhằm xây dựng hệ sinh thái số hoàn chính. Tại đó, người xem là trung tâm, được phục vụ, chăm sóc, được bảo vệ, bởi những ứng dụng, những dịch vụ tốt nhất, được cung cấp những trải nghiệm thú vị nhất về nội dung, thông tin và đặc biệt là những thành tựu nổi bật của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh đó, nguồn thu của Đài Truyền hình Việt Nam trên nền tảng số sẽ dần được cải thiện, góp phần bù đắp chi phí hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam.

2.3.1.2. Nguồn lực sáng tạo và tiềm năng phát triển nội dung trên nền tảng số (1) Các yếu tố xã hội:

Truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội liên tục được nâng đỡ, hỗ trợ bởi những cơng nghệ mới, ngày càng tiện ích hơn, trở thành kênh quan trọng, thúc đẩy quá trình giao tiếp và kết nối xã hội. Các thuật toán cho phép các nền tảng truyền thông xã hội thiết lập các cộng đồng hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau (diễn đàn, nhóm, hội cơng khai, hoặc bí mật...) có thể thu hút từ hàng nghìn lên đến hàng triệu thành viên, khơng giới hạn về địa lý, thành phần xã hội. Sự tiếp cận đến từng cá nhân người dùng với tốc độ nhanh tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích về truyền tải, tiếp nhận, chia sẻ, thông tin, tri thức; phục vụ các nhu cầu đa dạng của cộng đồng như: kết bạn, giải trí, kinh doanh, bày tỏ quan điểm, phản biện xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp… Đồng thời, cũng từ các nền tảng mạng xã hội bộc lộ những tác động tiêu cực, ẩn chứa những nguy cơ phức tạp, khó lường, thậm chí có khả năng gây chia rẽ sâu sắc, kích động hận thù trong các cộng đồng xã hội, nhất là ở các quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo.

Bài học từ các đơn vị truyền thông cả trong và ngồi nước cho thấy khơng thể đứng ngoài sân chơi mạng xã hội mà cần phải chủ động tham gia một cách tích cực và có chiến lược rõ ràng để tác động đến ổn định chính trị, xã hội từ nhiều hướng, nhiều cách thức khác nhau. u cầu ấy địi hỏi phải nhìn nhận đúng về mạng xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, nhận diện và quản lý những tác nhân gây ảnh

hưởng để bảo vệ, phát huy những giá trị tiến bộ được xã hội thừa nhận, đồng thời hạn chế, đẩy lùi, triệt phá những tác động tiêu cực bằng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả.

(2) Các yếu tố nguồn lực sáng tạo của Đài Truyền hình Việt Nam:

Qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, Đài Truyền hình Việt Nam hiện có hệ thống kênh thơng tin đa dạng, với nhiều loại hình báo chí, trên mọi nền tảng, trong đó truyền hình là trung tâm. Khởi đầu từ những chương trình truyền hình thử nghiệm chỉ có thời lượng 2 giờ/ngày, đến nay Đài Truyền hình Việt Nam đã có 9 kênh truyền hình quảng bá từ VTV1 đến VTV9 với các tiêu chí riêng, ln giữ vai trị nịng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài Truyền hình Việt Nam. Hệ thống truyền hình trả tiền có 52 kênh trong nước và 41 kênh nước ngoài với hơn 6,8 triệu thuê bao. Ngồi ra, Đài Truyền hình Việt Nam có Tạp chí Truyền hình phát hành 03 ấn bản/tháng, Báo Điện tử VTV News có 6 chuyên trang với 200 tin, bài mới/ngày. Đài Truyền hình Việt Nam cịn có ứng dụng VTVGo, ứng dụng VTV Giải trí và các kênh chính thức trên mạng xã hội.

Là đơn vị truyền thơng hàng đầu Việt Nam, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thống, có đội ngũ biên tập phóng viên chuyên nghiệp và nền tảng hạ tầng công nghệ được đầu tư bài bản, Đài Truyền hình Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để tiếp tục duy trì và mở rộng tầm ảnh hưởng và độ phủ của các kênh, nội dung của mình trên các nền tảng mạng số.

(3) Các yếu tố tài nguyên nội dung của Đài Truyền hình Việt Nam:

Đài Truyền hình Việt Nam xác định nội dung là yếu tố tiên quyết, kể cả nội dung Đài Truyền hình Việt Nam chủ động sản xuất, nội dung trao đổi, hợp tác bản quyền, mua bản quyền, như vậy mới có thể cạnh tranh với các dịch vụ tương đương trên thị trường. Với nội dung sản xuất mới hàng ngày, lượng nội dung lưu trữ khổng lồ trong kho tư liệu và nội dung đến từ các đối tác cung cấp, bản quyền các giải thi đấu thể thao lớn, Đài Truyền hình Việt Nam có nguồn tài ngun dồi dào để triển khai sản xuất nội dung phù hợp với nhiều nền tảng số khác nhau theo nhiều hình thức:

− Sản xuất mới: sản xuất các sản phẩm nội dung số phù hợp với từng hạ tầng phân phối khác nhau như website, OTT, mạng xã hội… Bao gồm các thể loại: tin bài, ảnh, video, infographic, bài tường thuật trực tiếp và các thể loại khác theo yêu cầu.

− Tái sản xuất/sử dụng nội dung từ truyền hình: sử dụng các nguồn tài nguyên nội dung từ các chương trình đã ghi hình, phát sóng, các chất liệu phóng viên đã ghi lại tại hiện trường… để tạo thành sản phẩm phù hợp với các nền tảng số.

− Đặt hàng sản xuất nội dung từ đối tác bên ngồi: có thể hợp tác với các đơn vị ngoài Đài để sản xuất các nội dung số phù hợp với các nền tảng số của Đài trong trường hợp những nội dung này không nằm trong năng lực cốt lõi của Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài khơng có đủ nguồn lực cần thiết để sản xuất.

(4) Những lợi ích, tầm ảnh hưởng của các nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam đối với việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, cơ hội kinh doanh:

Trên các nền tảng xã hội như Facebook và YouTube, nội dung truyền hình đang vơ cùng thu hút khán giả và thường xuyên dẫn đầu top trending (bảng xếp hạng lượng người xem). Các kênh YouTube của các Đài lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC… bước đầu đều đã có được những thành cơng nhất định, trong khi đa phần mới chỉ được xây dựng như một kênh mở rộng để quảng bá chương trình trên truyền hình truyền thống hoặc đăng tải nội dung cho khán giả xem lại. Đài Truyền hình Việt Nam cũng đang cung cấp dịch vụ truyền hình trên mạng Internet (thơng qua địa chỉ website hoặc thông qua ứng dụng) cho khán giả xem truyền hình ở trong nước, nước ngồi, Đài phải bỏ ra chi phí để th hạ tầng nhưng lại khơng thu tiền thuê bao, mà chỉ thu quảng cáo trên nền tảng này...

Với lợi thế là đơn vị sản xuất nội dung những chương trình hấp dẫn, đặc sắc và sở hữu kho nội dung khổng lồ, Đài Truyền hình Việt Nam cần có nhiều nền tảng, kênh để tăng khả năng tiếp cận và phục vụ khán giả ở bất cứ đâu. Và để đa dạng kênh phân phối các chương trình truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam đã và đang tiếp tục tận dụng sức mạnh (cơ sở hạ tầng, khán giả) sẵn có của các nền tảng thứ ba như mạng xã hội để phân phối nội dung trên nền tảng Internet. Từ đó Đài

cũng có thêm nguồn thu để bù đắp chi phí sản xuất hoặc tạo nguồn để sản xuất mới.

2.3.2. Khó khăn

2.3.2.1. Nội dung quản lý bị trùng lắp giữa các đơn vị (1) Hệ thống Fanpage trên Facebook:

Ở mảng tin tức, ngồi những đơn vị có chức năng chuyên sản xuất tin tức tổng hợp như VTV Digital (Page Trung tâm tin tức VTV24, Page Báo điện tử VTV), Ban Thời sự (Page Thời sự VTV) thì một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như sản xuất quảng bá tin tức cho kiều bào (Page VTV4) hay Ban Thư kí biên tập Đài Truyền hình Việt Nam (Page VTV – Đài Truyền hình Việt Nam) cũng đăng cập nhật tin tức tổng hợp trong nước và khai thác các chương trình, phóng sự từ các đơn vị sản xuất tin tức.

Phần quảng bá phim cũng đang có những Page dẫm chân lên nhau, cùng nội dung, cùng cách thể hiện nên không phân biệt được sự khác nhau giữa các Page này là gì: TVAD, Sống với phim VFC, VTV Phim, VTV3, Cà phê sáng với VTV3, VTV – Đài Truyền hình Việt Nam và các Page giới thiệu của từng bộ phim... Riêng nền tảng VTVGo mới đầu tư phát triển thời gian gần đây cũng quảng bá phim, tuy có đầu tư hơn về việc làm best cut (những trích đoạn hay nhất) nhưng tựu chung lại vẫn trùng nội dung quảng bá phim.

Phần quảng bá các show (chương trình giải trí) hiện đã có một Page quảng bá do Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình - TVAD lập để quảng bá chung các chương trình. Tuy nhiên, thực tế cũng lại có các Page khác do các phịng ban khác nhau trong Đài tự lập để quảng bá cho riêng chương trình do đơn vị mình sản xuất, dẫn đến tình trạng khi show hết mùa thì Page cũng khơng có nội dung để phát triển tiếp hoặc phải tạm dừng để chờ tới mùa mới.

(2) Hệ thống kênh trên YouTube:

− Nhiều kênh trùng lặp về nội dung: về phim có kênh VFC và TVAD hay về tin tức có kênh VTV24, VTVGo, VTVcab tin tức, VTV4, VTV9 - Nhịp sống phương Nam… Không nhiều kênh trong số này đầu tư theo hướng có nội dung chuyên biệt, gây lãng phí nội dung và khơng quảng bá được cho các chương trình

đặc sắc của Đài.

− Tình trạng khai thác tràn lan, đưa tồn bộ nội dung hay thậm chí livestream chương trình lên mạng (vi phạm quy định của Đài): tình trạng này xảy ra ít với các kênh trực thuộc Đài nhưng phổ biến với các đối tác Đài ký kết, cá biệt có VTV Cab đã lập rất nhiều kênh và tiến hành livestream các bản tin, chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.

− Chưa thực hiện được nhiệm vụ quảng bá, kéo người dùng về các nền tảng cốt lõi của Đài gồm ứng dụng OTT VTVGo, Báo Điện tử VTVNews: khơng có chiến lược thống nhất trong việc khai thác, phân phối nội dung giữa các kênh khiến việc quảng bá cho truyền hình hoặc đưa người xem trở về các nền tảng cốt lõi mà Đài xây dựng gần như khơng có, nguồn tài nguyên nội dung của Đài được tiếp cận miễn phí trên các kênh trong khi các nền tảng cốt lõi của Đài lại không thu hút được khán giả.

(3) Các mạng xã hội khác:

Cùng với sự bùng nổ của các mạng xã hội trong và ngoài nước (TikTok, Instagram, Zalo,…), các đơn vị khác nhau trong Đài cũng nhanh chóng và chủ động đưa các nội dung do mình sản xuất hoặc khai thác từ các nguồn khác lên các nền tảng mới này.

Tính bộc phát, khơng có định hướng và quy hoạch chung đã dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở” các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam trên các mạng xã hội. Quá nhiều kênh mạng xã hội được thành lập, được quản trị bởi nhiều đội nhóm, đơn vị khác nhau, nội dung phân phối lộn xộn, trùng lắp hay cùng một nội dung nhưng được khai thác thiếu nhất quán trên các kênh mạng xã hội (do đội ngũ vận hành có tư duy, cách tiếp cận khác nhau) đang tạo ra hình ảnh thiếu nhất quán, chuyên nghiệp cho thương hiệu VTV. Thậm chí, có nhiều kênh giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam kêu gọi qun góp từ thiện, đăng các nội dung khơng kiểm chứng hoặc tin xuyên tạc, phản động. Khán giả khó phân biệt được kênh nào là chính thức, kênh nào là giả mạo. Những hệ luỵ trên đều tác động tiêu cực đến thương hiệu VTV.

cần được đẩy mạnh thì khơng được đầu tư phát triển, gây ra những thiếu hụt nhất định trong việc phát triển nội dung trên nền tảng số của Đài và gián tiếp ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh ở những mảng này.

2.3.2.2. Vấn đề vi phạm bản quyền

(a) Vất vả rà quét, xử lý các vi phạm bản quyền

Ngay từ khi thành lập tháng 05/2020, VTV Digital đã nhìn nhận và xác định tình trạng vi phạm bản quyền trên hạ tầng số là tràn lan, mỗi năm hàng trăm nghìn vi phạm trên mạng xã hội, website và các nền tảng khác. Công tác rà quét và xử lý vi phạm bản quyền cịn gặp nhiều khó khăn do chính sách của từng mạng xã hội là rất khác biệt.

Theo thống kê của VTV Digital (2021), với nền tảng mạng xã hội chia sẻ nội dung video lớn nhất là YouTube, Đài Truyền hình Việt Nam có lợi thế hơn các nền tảng khác do sở hữu CMS quản lý kênh và tài sản số. Chính vì vậy, khả năng xử lý các vi phạm trên nền tảng này đang là tốt nhất, tổng số trường hợp đã xử lý từ tháng 05/2020 đến tháng 09/2021 là 575.025 trường hợp. Các vi phạm chủ yếu liên quan đến các nội dung tin tức, thể thao và giải trí là thế mạnh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Một số ví dụ về các chương trình bị vi phạm bản quyền nhiều trên các nền tảng số được tổng hợp dưới đây:

− Chương trình Tết Nguyên đán 2021:

Lượng vi phạm lớn nhất trên YouTube với số lượng như sau: + Tổng số lượng vi phạm đã quét và xử lý: khoảng 6.200 vi phạm. + Vi phạm khai thác nguyên vẹn chương trình: khoảng 1.000 vi phạm + Vi phạm khai thác trích đoạn chương trình: khoảng 5.000 vi phạm

Ngồi YouTube, các hạ tầng khác có nội dung vi phạm bản quyền chương trình Tết là Facebook và các website với số liệu cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý phân phối nội dung truyền hình trên nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)