Thực hiện nghiêm quy trình lập dự tốn ngân sách, xác định đúng khả

Một phần của tài liệu Đỗ ngọc Hải QLKT2B (Trang 76 - 83)

Chương 3 : GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý tài chín hở Lữ đoàn 242 Quân khu 3 theo

3.2.2. Thực hiện nghiêm quy trình lập dự tốn ngân sách, xác định đúng khả

năng và nhu cầu chi làm cơ sở thực hiện tớt q trình chấp hành và quyết tốn ngân sách theo đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong quân đội

Để nâng cao hiệu quả QLTC ở Lữ đoàn 242, cần thiết phải nâng cao chất lượng chu trình ngân sách. Quy trình quản lý NSNN trong Quân đội bao gồm các khâu: lập DTNS, chấp hành NS và QTNS; mỗi khâu có vị trí, vai trị quan trọng riêng, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, khâu trước là cơ sở của khâu sau; thực hiện tốt ở từng khâu có tác dụng thúc đẩy các khâu khác; qua đó kết quả thực hiện ở các khâu sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng QLNS tại đơn vị.

Việc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng DTNS, chấp hành và QTNS là nhiệm vụ, trách nhiệm trước hết và chủ yếu của cơ

quan TC và các ngành nghiệp vụ, các đơn vị có chi tiêu sử dụng NS. Đồng thời có tác dụng quyết định trong việc nâng cao chất lượng QLNS đúng, đủ, kịp thời, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Thực tiễn QLTC những năm qua ở Lữ đoàn 242 cho thấy: các khâu lập DTNS, cấp phát, chi tiêu sử dụng kinh phí thường xuyên, kinh phí nghiệp vụ và QTNS đúng chế độ qui định. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan trong lập DTNS, một số chỉ tiêu chi về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn và kinh phí nghiệp vụ hành chính chưa được tính tốn kỹ lưỡng theo đúng các phương pháp, nên chưa sát với khả năng và nhu cầu. Các nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh chưa được thông báo đầy đủ, kịp thời nên tở chức bảo đảm và quản lý cịn lúng túng. Phân bổ và giao chỉ tiêu NS của trên cho đơn vị có năm cịn dàn trải hoặc chưa sát với nhu cầu thực tế của đơn vị. Công tác QTNS vẫn còn một số trường hợp vượt DTNS, thiếu hồ sơ tài liệu liên quan hoặc sai quân số thực tế… Lập DTNS thường căn cứ vào số ước thực hiện của năm trước để lập mà chưa dựa vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của đơn vị.

Những hạn chế, bất cập đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng QLNS ở đơn vị. Do đó, Lữ đồn 242 - Quân khu 3 cần xác định đúng khả năng và nhu cầu chi cũng như nâng cao chất lượng chấp hành và QTNS. Để nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài chính nói chung và cơng tác lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách nói riêng cần thực hiện nghiêm Thông tư 369/2017TT-BQP ngày 11//2017 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện cấp kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi quốc phịng của BQP; Thơng tư 57/2019/TT-BQP ngày 27/5/2019, hướng dẫn về cơng khai ngân sách đối với đơn vị dự tốn ngân sách và tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trong BQP; văn bản số 8568/HD-BQP ngày 08/8/2019 của BQP, hướng dẫn cơng tác lập dự tốn, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước trong BQP. Để đạt được mục tiêu của giải pháp đã xác định, cần làm tốt những nội dung và biện pháp sau:

a) Nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách năm

Trước hết, Lữ đoàn 242 cần xác định đúng vị trí vai trị của cơng tác lập DTNS, chất lượng của công tác lập DTNS sẽ quyết định đến tất cả các khâu trong chu trình ngân sách. Vì vậy, cần chấm dứt tình trạng nhận thức không đúng, coi lập DTNS chỉ

là hình thức, dẫn đến suy nghĩ đơn giản trong lập DTNS hàng năm của các ngành, đơn vị. Việc lập dự toán ngân sách của đơn vị phải sát với tình hình nhiệm vụ của các ngành, đơn vị, tuân thủ đúng quy trình xây dựng DTNS. Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải bám chắc vào những căn cứ lập dự toán: Chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Bộ, Quân khu về xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; nhiệm vụ được cấp trên giao; các định mức lập, phân bổ DTNS được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn hiện hành; các yếu tố làm căn cứ tính tốn chi ngân sách (quân số, biên chế, trang bị, tiến độ thực hiện dự án,...); số kiểm tra trên thông báo... Dự tốn ngân sách phải thể hiện được tồn bộ nhu cầu chi cho các hoạt động của Lữ đoàn, bảo đảm chi đúng trọng tâm, trọng điểm, chi tiết theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước làm cơ sở cho việc kiểm soát chi ở các bước tiếp theo.

Chất lượng DTNS năm được biểu hiện ở việc tính tốn, xác lập các chỉ tiêu chi NS; đặc biệt đối với kinh phí thường xuyên (lương, phụ cấp, tiền ăn) và kinh phí nghiệp vụ thì các chỉ tiêu chi phải phản ánh đầy đủ và chính xác các nhu cầu sử dụng NS của cơ quan đơn vị, trên cơ sở quán triệt và tuân thủ đúng các quy định về nội dung chi, trình tự, phương pháp, căn cứ tính toán, thống nhất mẫu biểu và thời gian lập, gửi DTNS.

Muốn vậy, cơ quan TC, các ngành nghiệp vụ phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết lãnh đạo, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ chính trị của năm kế hoạch; nắm vững số dự kiến giao và phân bổ NS của cấp trên và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức và giá cả. Ngồi ra, cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện DTNS những năm trước liền kề, rút ra những kinh nghiệm để tính tốn các chỉ tiêu NS năm kế hoạch sát thực hơn.

Cơ quan TC có kế hoạch chu đáo, cụ thể, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các yếu tố liên quan tới việc lập DTNS như qn số, nhiệm vụ bở sung, chế độ chính sách… Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (cơ quan cán bộ, quân lực, chính sách, quân y và các ngành nghiệp vụ…) làm tốt kế hoạch quân số bảo đảm TC tới từng loại, từng đối tượng. Quân số kế hoạch được dự kiến càng chính xác thì nhu cầu chi NS nói chung, đặc biệt là nhu cầu chi về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn, hỗ trợ giải quyết việc làm… sẽ càng sát đúng thực tế. Do phức tạp về việc xác định quân số năm kế

hoạch với yêu cầu sát đúng, cho nên việc xác định mức bình quân tiền lương, phụ cấp của năm thường dựa vào số liệu quyết toán của năm trước liền kề. Nếu năm trước và năm kế hoạch khơng có sự thay đởi mức tiền lương cơ sở thì nên áp dụng cách tính:

Mức tiền lương, phụ cấp năm kế hoạch =

 Tiền lương, phụ cấp thực hiện năm trước (của từng đối tượng)

Quân số quyết toán các loại (SQ, QNCN, CNVQP, HSC-CS)

Nếu năm kế hoạch dự báo có sự thay đởi mức lương tối thiểu và một số yếu tố khác có liên quan, nên theo kinh nghiệm cho phép xác định theo hệ số tăng năm KH so với số liệu thực hiện NS về tiền lương, phụ cấp năm trước.

- Lập nhu cầu ngân sách năm để làm căn cứ xác định số kiểm tra:

Các ngành nghiệp vụ cùng cấp lập nhu cầu chi ngân sách ở cấp mình (không bao gồm dự toán chi của ngành nghiệp vụ cấp dưới), đồng thời gứi ngành dọc cấp trên để xin ý kiến; Ban Tài chính thẩm định, tởng hợp nhu cầu ngân sách của các ngành nghiệp vụ cùng cấp và các đơn vị trực thuộc thành nhu cầu NS của đơn vị gửi lên Phịng Tài chính Qn khu để làm cơ sở xác định số kiểm tra.

Sau khi Phịng tài chính Qn khu thơng báo số kiểm tra cho Bộ Tham mưu, Ban Tài chính căn cứ vào số kiểm tra được thông báo, lập phương án phân bổ số kiểm tra trình Thủ trưởng đơn vị (chủ tài khoản) phê duyệt, thông báo số kiểm tra cho các ngành nghiệp vụ cùng cấp, các đơn vị trực thuộc.

- Lập DTNS sau khi được thông báo số kiểm tra:

Các ngành nghiệp vụ cùng cấp căn cứ nhiệm vụ được giao và số kiểm tra được thông báo, lập DTNS ngành ở cấp mình (khơng bao gồm dự tốn chi của ngành nghiệp vụ cấp dưới) gửi Ban Tài chính, đồng thời gửi ngành dọc cấp trên để xin ý kiến. Sau khi thẩm định dự toán chi ngân sách của các ngành nghiệp vụ cấp dưới, ngành nghiệp vụ cấp dưới gử dự toán NS đã được thẩm định cho cơ quan tài chính cùng cấp.

Ban Tài chính căn cứ vào số kiểm tra được thông báo, DTNS của ngành nghiệp vụ cùng cấp, DTNS của các đơn vị trực thuộc; chủ trì thẩm định và tổng hợp đầy đủ DTNS của các ngành cùng cấp và các đơn vị trực thuộc thành DTNS của đơn vị, báo cáo Thủ trưởng đơn vị (chủ tài khoản) ký duyệt, gửi Phịng tài chính Qn khu 3.

b) Nâng cao chất lượng chấp hành ngân sách

Trong QLTC tại đơn vị, cần thực hiện việc quản lý, điều hành ngân sách theo dự tốn ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đây là chỉ tiêu pháp lệnh buộc các đơn vị phải thực hiện. Kiểm soát chặt chẽ trong khâu chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm cho mọi nội dung chi tiêu đều được giám sát đúng quy trình, đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện kiểm soát chi trong khâu chấp hành ngân sách cần làm tốt một số vấn đề sau: Nâng cao chất lượng lập kế hoạch chi tiêu quý, năm; dự toán chi tiêu mua sắm vật tư hàng hố của các cơ quan, đơn vị. Tở chức cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách kịp thời đúng nguyên tắc và thủ tục quy định. Chấm dứt tình trạng chi không đúng nội dung và chi quá chỉ tiêu ngân sách. Hạn chế sai sót trong sử dụng chứng từ chi tiêu, chú trọng tính hợp pháp của chứng từ. Duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quân nhân, kiểm tra nội bộ nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực trong chi tiêu sử dụng ngân sách.

Để nâng cao chất lượng QLTC, ngoài việc nâng cao chất lượng DTNS năm, nhất thiết phải thực hiện tốt các quy định về chấp hành NS. Chấp hành NS ở Lữ đồn 242 bao gồm: phân bở, giao DTNS; cấp phát thanh toán các khoản chi NS; kiểm soát chi NS; mở và sử dụng tài khoản tiền gửi…

Từ những tồn tại, hạn chế về chấp hành NS trong những năm qua, Lữ đoàn 242 cần coi trọng làm tốt một số vấn đề sau đây:

- Trên cơ sở dự toán ngân sách được Quân khu 3 giao và DTNS của các ngành nghiệp vụ cùng cấp, các đơn vị trực thuộc đã lập. Ban Tài chính lập phương án phân bở dự tốn ngân sách (cả tởng số và chi tiết) trình thủ trưởng Lữ đồn (chủ tài khoản) để báo cáo Thường vụ, Đảng ủy Lữ đoàn. Sau khi được thường vụ Đảng ủy Lữ đoàn thơng qua, Thủ trưởng Lữ đồn (chủ tài khoản) ký duyệt, gửi về Phịng tài chính Qn khu 3 đúng thời gian quy định.

Tổ chức tốt hội nghị giao DTNS năm nhằm phân bổ và giao chỉ tiêu NS chính thức cho các ngành, các đơn vị trực thuộc.

Quán triệt nguyên tắc DTNS được Quân khu giao một lần vào đầu năm kế hoạch là khả năng tối đa để đơn vị đảm bảo nhiệm vụ. Ngân sách bổ sung của Quân khu 3 - BQP chỉ đảm bảo cho các chế độ mới (tăng tiền lương tối thiểu, tiền ăn…) hoặc nhiệm vụ đột xuất chưa có trong kế hoạch năm.

Việc phân bở và giao DTNS năm phải theo đúng nguyên tắc: Tổng số giao cho các ngành nghiệp vụ cùng cấp và các đơn vị trực thuộc không vượt quá DTNS được Quân khu 3 giao cả về tổng mức và chi tiết. Dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc phải được phân theo từng quý. Với các khoản chi có tính chất thường xun (như lương, phụ cấp, tiền ăn) được bố trí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm nhất định trong năm như: diễn tập, tuyển quân, ra quân, khắc phục thiên tai, dịch bệnh… và các khoản chi khơng có tính chất thường xuyên khác cần được bố trí theo tiến độ thực hiện.

Khi phân bở dự tốn chi, đơn vị phải chủ động cân đối đảm bảo cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, đáp ứng các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, đặc biệt. Trong đó phân bở NS cho các ngành nghiệp vụ chỉ có ngân sách chi tại ngành (phần tự chi). Ban Tài chính thơng báo cho các ngành nghiệp vụ về NS ngành được phân bổ cho các đơn vị để phục vụ công tác chỉ đạo nghiệp vụ.

- Cơ quan tài chính đơn vị cần lập nhu cầu chi quý đúng quy định về nội dung, thời gian lập và gửi, nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo đảm kinh phí của cấp trên và của KBNN nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi.

c) Nâng cao chất lượng quyết toán ngân sách

Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, là bước tập hợp, xem xét báo cáo kết quả việc chấp hành DTNS tháng, quý, năm. Nâng cao chất lượng QTNS ở các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị về mặt số liệu, đơn đốc thanh quyết tốn, kiểm tra lại tình hình các khoản thu nộp, phải thu, phải trả. Tiến hành QTNS chặt chẽ về thủ tục quy định, trung thực về nội dung, chính xác về

số liệu, chế độ tiêu chuẩn, quân số. Thực hiện tốt công tác thẩm định chứng từ, số liệu trước khi quyết tốn theo quy định, kiên quyết khơng quyết toán những nội dung chi sai, chi không đúng chế độ tiêu chuẩn, thiếu chứng từ hợp pháp hoặc chứng từ có tính pháp lý khơng cao. Trên cơ sở số liệu quyết tốn phải phân tích đánh giá tồn diện tình hình quản lý, sử dụng tài chính của các ngành và các đơn vị, phần bảo đảm bằng tiền và phần bảo đảm bằng hiện vật về nội dung kinh tế, tính pháp lý và hiệu quả chi tiêu cụ thể ở từng nội dung kinh phí, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để nâng cao chất lượng QTNS, Lữ đoàn 242 cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc phải thực hiện tốt các quy định về QTNS, bảo đảm cho cơng tác QTNS thể hiện rõ vai trị, tác dụng của nó trong quy trình lập DTNS, chấp hành và QTNS. Muốn vậy, hàng tháng, quý, năm khi tiến hành QTNS phải thực hiện đúng u cầu quyết tốn trung thực, chính xác, đầy đủ, chặt chẽ, nhanh gọn, kịp thời. Đồng thời, phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong QTNS: quyết toán đúng nội dung, chỉ tiêu DTNS; đúng quân số đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và giá cả hiện hành; có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

- Tiếp tục cải tiến trình tự, thủ tục và thời gian xét duyệt quyết tốn, bảo đảm nhanh gọn, chặt chẽ, chính xác, đúng quy định.

+ Đối với quyết tốn kinh phí thường xun (tiền lương, phụ cấp, tiền ăn): Cơ quan tài chính thực hiện quyết toán theo tháng. Khi quyết toán, bám sát chỉ tiêu DTNS; quản lý chặt chẽ quân số, đối tượng hưởng và chế độ tiêu chuẩn; đặc biệt các yếu tố thay đổi và tiền lương, phụ cấp.

+ Đối với quyết toán quý (KPNV): Trình tự cần thiết cũng phải thẩm định tài liệu, số liệu trước quyết tốn. Trên cơ sở số liệu tởng hợp thanh toán hàng tháng hoặc từng đợt chi tiêu, mua sắm tiến hành quyết tốn kinh phí. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định bắt buộc về thủ tục quyết tốn, đó là ngồi chứng từ gốc cịn có các bảng kê chi tiêu, hồ sơ có tính pháp lý làm căn cứ cấp phát, thanh toán… Tùy theo từng khoản mục chi, nội dung chi, lĩnh vực chi mà đơn vị có quy định hồ sơ xét duyệt thanh tốn, quyết toán cụ thể. Để bảo đảm kịp thời về thời gian tổng hợp báo cáo

quyết tốn của trên, cơ quan tài chính có quy định cụ thể về thời gian nộp báo cáo đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các đầu mối rà soát tài liệu, số liệu vào tuần thứ ba của tháng cuối quý trước; tránh tình trạng tồn đọng QTNS vào cuối năm như

Một phần của tài liệu Đỗ ngọc Hải QLKT2B (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)