Một số kết quả nghiên cứu về quản lý dự án trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động quản lý dự án tại Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Vĩnh Phát. (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.2. Một số kết quả nghiên cứu về quản lý dự án trong nước và ngoài nước

Trong bối cảnh áp dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống và hiệu quả vào quản lý dự án, tầm quan trọng của tư duy hệ thống đã được công nhận và một loạt các nghiên cứu đã được thực hiện. Khi đề cập đến việc đánh giá sức khỏe của các dự án

hoặc chương trình lớn, Jaafari (2007) đã chỉ ra rằng trong một dự án “ốm yếu” (a cick project) khơng có cách tiếp cận hệ thống và nhóm dự án hoạt động một cách lộn xộn. Trong khi đó, ở một dự án “lành mạnh” (a healthy project) , nhóm dự án có cách tiếp cận hệ thống, chính xác và hiệu quả để quản lý các biến dự án.

Đối với các ứng dụng quản lý dự án khác nhau, quản lý rủi ro dự án đã nhận được sự quan tâm lớn. Kindinger (2002) đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách tiếp cận phân tích hệ thống để quản lý rủi ro dự án được sử dụng tại Phịng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos. Với quan điểm hệ thống, Love et al. (2011) đã phát triển một mơ hình khái niệm về các điều kiện cơ bản góp phần gây ra lỗi thiết kế trong các dự án hạ tầng xã hội. Kỹ thuật sơ đồ ảnh hưởng rủi ro điều khiển học đã được Vinnakota (2011) áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu cách xác định rủi ro dự án bằng cách coi dự án như một hệ thống. Để dự án thành công, điều cần thiết là phải nhận được sự ủng hộ từ tất cả các bên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thành công của dự án là trọng tâm của việc quản lý dự án. Do đó, thành cơng của dự án là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý dự án và các bên liên quan của dự án. Khơng có gì ngạc nhiên khi chủ đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý dự án trong nhiều thập kỷ qua và tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay. Mục tiêu cuối cùng của dự án là để thành công (Chan & Chan, 2004). Khơng có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về tiêu chí thành cơng của dự án. Tuy nhiên, để tránh những bất đồng giữa các bên liên quan, các tiêu chí này phải được thống nhất khi bắt đầu dự án (Ahadzie, Proverbs, & Olomolaiye, 2008). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hoạt động quản lý dự án bị hạn chế nhiều về loại hình dự án được nghiên cứu. Hoạt động quản lý dự án rộng, bao hàm nhiều yếu tố. Những yếu tố này khác nhau tùy dự án thực hiện, dự án thi công xây dựng khác với dự án sản xuất kinh doanh, khác phải dự án phát triển kỹ thuật. Các nghiên cứu về hoạt động quản lý dự án cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam thường tập trung vào cải thiện hệ thống máy móc và thiết bị sản xuất, mang nặng nghiên cứu về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, các nghiên cứu cho nhà thầu chính – các đơn vị lớn với những dự án lớn, địi hỏi quy trình quản lý dự án phức tạp hơn, bao hàm nhiều đơn vị thầu phụ tham gia chiếm ưu thế. Tuy nhiên, với các đơn vị thầu phụ, quy trình tinh gọn, giản đơn hơn nhưng cũng yêu cầu quản lý khác biệt thì rất hiếm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động quản lý dự án tại Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Vĩnh Phát. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w