0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các bƣớc thực hiện trong phân tích di truyền các tính trạng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC THỰC VẬT: PHẦN 2 (Trang 31 -36 )

12 Lông trắng 3 Lông đen 1 Lông nâu

5.3.3. Các bƣớc thực hiện trong phân tích di truyền các tính trạng

Để nâng cao kỹ năng trong phân tích các thí nghiệm về sự di truyền các tính trạng thì cần lƣu ý các bƣớc thực hiện sau:

– Bƣớc 1. Quy ƣớc gen:

+ Nếu đã cho biết tính trạng trội, tính trạng lặn, chỉ việc đặt quy ƣớc. Ví dụ, ở cà chua cây cao trội so với cây lùn, quả tròn trội so với quả dạng lê. Chỉ việc đặt quy ƣớc là: A – cây cao > a – cây lùn; B – quả tròn > b – quả dạng lê.

+ Nếu chƣa cho biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, phải dựa vào dữ liệu của bài để phân tích, từ đó quy ƣớc. Ví dụ: Ở đậu thơm, khi lai cây hoa đỏ có râu với cây hoa trắng không râu, F1 thu đƣợc tất cả các cây đậu thơm hoa đỏ, có râu. Nhƣ vậy có thể thấy rõ, tính trạng hoa đỏ, có râu là tính trạng trội (dựa vào quy luật 1 Mendel). Từ đó chúng ta đặt quy ƣớc.

– Bƣớc 2. Xác định quy luật di truyền của các tính trạng và kiểu gen của bố mẹ: Trong trƣờng hợp yêu cầu chỉ xét một cặp tính trạng thì dựa vào các quy luật của Mendel để phân tích. Nhƣng thông thƣờng sẽ phải xét đồng thời nhiều cặp tính trạng trong các mô hình phân tích di truyền. Khi đó phải tách các cặp tính trạng để xét riêng rẽ, sau đó mới xét sự di truyền đồng thời của các cặp tính trạng đó, cụ thể nhƣ sau:

+ Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng. Dựa vào các quy luật 1, 2 của Mendel và tỷ lệ phân ly của phép lai phân tích để xác định tỷ lệ phân ly của từng tính trạng (phƣơng thức di truyền); kiểu gen của bố mẹ.

+ Xét sự di truyền đồng thời của các cặp tính trạng. Dựa vào quy luật phân ly độc lập của Mendel và một số nguyên lý xác suất cơ bản để xác định phƣơng thức di truyền của các cặp tính trạng, từ đó xác định kiểu gen của bố mẹ.

Thông thƣờng khi phân nhóm con cái thu đƣợc cần nhìn vào kết quả để dự đoán kiểu phân ly và dùng χ2 để kiểm tra xem kết quả phân ly thực tế có phù hợp với phân ly theo lý thuyết hay không để kết luận giả thuyết đúng hay sai.

Lưu ý: Trong trường hợp không yêu cầu xử lý kết quả bằng thống kê (kiểm định bằng χ2

) thì coi như các cặp tính trạng phân ly độc lập với nhau và nhân các tỷ lệ riêng rẽ của các tính trạng này lại sẽ thu được tỷ lệ phân ly chung của các tính trạng. Sau đó so sánh với tỷ lệ thực tế đề bài cho để đưa ra kết luận.

– Bƣớc 3. Viết sơ đồ lai:

Dƣới đây trình bày hƣớng dẫn chi tiết một số mô hình thí nghiệm để sinh viên thành thạo trong thực hiện phân tích di truyền các tính trạng:

Bài 1. Ở cà chua dạng thân nâu (có sắc tố anthocyanin) trội so với thân trắng; dạng lá bình thƣờng (phân thùy) trội so với lá nguyên. Khi lai cà chua thân nâu, lá phân thùy với cà chua thân trắng, lá phân thùy. Thế hệ lai thu đƣợc kết quả sau: 103 Thân nâu, lá nguyên: 325 Thân nâu, lá phân thùy: 107 Thân trắng, lá nguyên: 315 Thân trắng, lá phân thùy. Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ (có xử lý thống kê)?

Hướng dẫn:

Quy ƣớc gen: A – thân nâu > a – thân trắng; B – lá phân thùy > b – lá nguyên.

* Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:

– Về tính trạng màu sắc thân:

Kết quả đề bài cho thấy, thế hệ lai thu đƣợc tỷ lệ: Thân nâu: Thân trắng = (103 + 325):(107 + 315) = 428:422 ≈ 1:1.

Tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ của phép lai phân tích, nhƣ vậy kiểu gen của bố mẹ sẽ là Aa × aa.

– Về tính trạng hình dạng lá:

Hậu thế phân ly theo tỷ lệ: Lá phân thùy: Lá nguyên = (325 + 315):(103 + 107) = 640:210 ≈ 3:1.

Tỷ lệ 3:1 nghiệm đúng tỷ lệ của định luật phân ly tính trạng, do vậy kiểu gen của bố mẹ đều dị hợp: Bb × Bb.

* Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng:

– Thế hệ lai thu đƣợc tỷ lệ: (1 thân nâu : 1 thân trắng) x (3 lá phân thùy : 1 lá nguyên) = 3 thân nâu, lá phân thùy : 1 thân nâu, lá nguyên : 3 thân trắng, lá phân thùy : 1 thân trắng, lá nguyên (3:1:3:1). – Tính χ2. Các đại lượng Lớp kiểu hình Tỷ lệ phân ly theo lý thuyết (Ho) O E d = O–E d2 = (O–E)2 χ2 = d2 /E

Thân nâu, lá phân thùy 3 325 319 6 36 0,113 Thân nâu, lá nguyên 1 103 106 –3 9 0,085 Thân trắng, lá phân thùy 3 315 319 –4 16 0,050 Thân trắng, lá nguyên 1 107 106 1 1 0,009

Tổng 8 850 0,257

Theo kết quả tính ở bảng, có χ2TN = 0,257.

– Với k = 4–1 = 3, ở mức α = 0,05 thì χ2TN = 7,815 (tra bảng 3.3) → χ2TN < χ2LT,

nhƣ vậy hai cặp tính trạng nói trên di truyền phân ly độc lập với nhau (Ho hoàn toàn đƣợc chấp nhận).

– Và kiểu gen của bố mẹ sẽ là AaBb × aaBb. – Có sơ đồ lai nhƣ sau:

P: Thân nâu, lá phân thùy (AaBb) × Thân trắng, lá phân thùy (aaBb)

F: Giao tử AB Ab aB ab aB AaBB Thân nâu, lá phân thùy AaBb Thân nâu, lá phân thùy aaBB Thân trắng, lá phân thùy aaBb Thân trắng, lá phân thùy ab AaBb Thân nâu, lá phân thùy Aabb Thân nâu, lá nguyên aaBb Thân trắng, lá phân thùy aabb Thân trắng, lá nguyên

3 (A–B–) Thân nâu, lá phân thùy : 1 (A–bb) Thân nâu, lá nguyên. 3 (aaB–) Thân trắng, lá phân thùy : 1 (aabb) Thân trắng, lá nguyên.

Trong trường hợp nếu không yêu cầu xử lý thống kê thì thực hiện như sau:

Bài 2. Ở cà chua dạng thân nâu (có sắc tố anthocyanin) trội so với thân trắng; dạng lá bình thƣờng (phân thùy) trội so với lá nguyên. Khi lai cà chua thân nâu, lá phân thùy với cà chua thân trắng, lá phân thùy. Thế hệ lai thu đƣợc kết quả sau: 103 Thân nâu, lá nguyên : 325 Thân nâu, lá phân thùy : 107 Thân trắng, lá nguyên : 315 Thân trắng, lá phân thùy. Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ?

Hướng dẫn:

Các bƣớc thực hiện cũng tƣơng tự nhƣ ở trƣờng hợp trên, bao gồm quy ƣớc gen, xét sự di truyền riêng rẽ và đồng thời của các cặp tính trạng. Nhƣng khi xét sự di truyền đồng thời các cặp tính trạng cách trình bày có đôi chút khác biệt, cụ thể nhƣ sau:

Quy ƣớc gen: A – thân nâu > a – thân trắng; B – lá phân thùy > b – lá nguyên.

* Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:

– Về tính trạng màu sắc cthân:

Theo kết quả đề bài cho thấy, thế hệ lai thu đƣợc tỷ lệ: Thân nâu: Thân trắng = (103 + 325):(107 + 315) = 428 : 422 ≈ 1:1.

Tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ của phép lai phân tích, nhƣ vậy kiểu gen của bố mẹ sẽ là Aa × aa

– Về tính trạng hình dạng lá:

Hậu thế phân ly theo tỷ lệ: Lá phân thùy: Lá nguyên = (325 + 315):(103 + 107) = 640:210 ≈ 3:1.

Tỷ lệ 3:1 nghiệm đúng tỷ lệ của định luật phân ly tính trạng của Mendel, do vậy kiểu gen của bố mẹ đều dị hợp: Bb × Bb.

* Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng:

Thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ: (1 thân nâu : 1 thân trắng) x (3 lá phân thùy : 1 lá nguyên) = 3 thân nâu, lá phân thùy : 1 thân nâu, lá nguyên : 3 thân trắng, lá phân thùy : 1 thân trắng, lá nguyên (viết ngắn gọn là (1:1) x (3:1) = 3:1:3:1). Kết quả thu đƣợc phù hợp với tỷ lệ đề cho.

Nhƣ vậy hai cặp tính trạng trên di truyền phân ly độc lập và kiểu gen của dạng bố mẹ là: AaBb × aaBb.

Bài 3. Ở cà độc dƣợc, khi cho tự thụ phấn cây có hoa màu nâu sẫm thu đƣợc 60 cây có hoa nâu sẫm, 19 cây có hoa màu trắng. Hãy xác định đặc điểm di truyền của tính trạng màu sắc hoa? Trong số cây có hoa màu nâu sẫm ở đời tự thụ có bao nhiêu phần trăm không phân ly theo tính trạng này?

Bài 4. Ở ngô, khi cho lai giữa hai dòng thuần có hạt vàng và hạt tím với nhau, sau đó cho F1 tự thụ thì kết quả thu đƣợc ở F2 là 117 hạt tím, 86 hạt vàng. Hãy giải thích kết quả thu đƣợc.

Bài 5. Cho tự thụ đậu Hà Lan hạt vàng, ở thế hệ lai thu đƣợc 165 hạt vàng, 50 hạt xanh. Kết quả này tƣơng ứng với phân ly lý thuyết hay không? Viết kiểu gen của các dạng trên.

Bài 6. Tỷ lệ phân ly F2 trong lai theo một cặp tính trạng sẽ thế nào khi:

a) Sức sống của giao tử cái đƣợc hình thành với tần số 0,6A:0,4a; của giao tử đực 0,8A:0,2a.

b) Ở giai đoạn phát triển sớm của phôi hợp tử Aa bị chết 20%, hợp tử AA – 80%.

Bài 7. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội so với hạt xanh; hạt dạng tròn trội so với dạng hạt nhăn; kiểu mọc hoa ở nách lá trội so với kiểu mọc hoa ở ngọn. Phép lai giữa cây hạt vàng, nhăn, hoa nách lá với cây hạt vàng, tròn, hoa ở ngọn cho kết quả phân ly sau đây:

59 vàng, tròn, hoa nách lá; 60 vàng, nhăn, hoa nách lá. 22 xanh, tròn, hoa nách lá; 20 xanh, nhăn, hoa nách lá.

Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ.

Bài 8. Ở cà chua dạng thân nâu (có sắc tố anthocyanin) trội so với thân trắng (a); dạng lá bình thƣờng (phân thùy) trội so với lá nguyên (kiểu lá khoai tây) (c). Theo kết quả của 5 phép lai dƣới đây, hãy xác định kiểu gen của bố mẹ cho từng trƣờng hợp (có xử lý thống kê). Cặp lai Bố mẹ Hậu thế Thân nâu lá nguyên Thân nâu lá phân Thân trắng lá nguyên Thân trắng lá phân 1 Thân nâu, lá phân x thân trắng, lá phân 101 321 107 310 2 Thân nâu, lá phân x thân nâu, lá nguyên 209 219 71 61 3 Thân nâu, lá phân x thân trắng, lá phân 231 722 0 0 4 Thân nâu, lá phân x thân trắng, lá nguyên 0 404 0 378 5 Thân nâu, lá nguyên x thân trắng, lá phân 91 70 77 86

Bài 9. Ở cà độc dƣợc dạng thân nâu (P) trội so với thân xanh (p) khi có ánh sáng đầy đủ, ở điều kiện ánh sáng yếu P thể hiện trội không hoàn toàn (kiểu Pp có màu đỏ). Dạng hoa màu nâu sẫm (N) trội so với dạng màu trắng (n) và không phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng. Màu sắc về thân và hoa của hậu thế ở điều kiện bình thƣờng và điều kiện ánh sáng yếu sẽ nhƣ thế nào, khi:

a) Tự thụ kiểu dị hợp tử theo hai tính trạng nêu trên?

b) Dòng thuần chủng thân nâu, hoa trắng lai với dòng dị hợp tử theo hai tính trạng trên?

Bài 10. Ở ngƣời, tính mẫn cảm vị đắng của dung dịch FTC (feniltiocarbamit) trội so với không mẫm cảm. Nhóm máu MN di truyền tƣơng đƣơng (di truyền đồng trội).

a) Ngƣời đàn ông có nhóm máu M, mẫn cảm FTC lấy vợ có nhóm máu N không mẫn cảm FTC. Con của họ có nhóm máu MN và không mẫn cảm với FTC. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này?

b) Mẹ có nhóm máu MN, mẫn cảm FTC đã sinh ngƣời con có nhóm máu N không mẫn cảm FTC. Hãy xác định một trong hai ngƣời đàn ông sau là bố của cháu bé: Ngƣời thứ nhất có nhóm máu MN, mẫn cảm FTC; ngƣời thứ hai có nhóm máu M và không mẫn cảm FTC.

Bài 11. Phân ly kiểu gen và kiểu hình ở hậu thế sẽ nhƣ thế nào khi lai các cây có kiểu gen: Dd EE Aa x dd Ee aa. D – dạng cây cao, d – thấp; E – dạng củ phẳng, e – nhăn; A – kiểu chùm hoa đơn giản, a – chùm hoa phức tạp.

Bài 12. Cho phép lai: ♀ aaBbccDdee × ♂ AaBbCcDdEe. Hãy cho biết: a) Tỉ lệ đời con mang cả 5 tính trạng trội?

b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ? c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố?

Bài 13. Cho ba cây đậu ký hiệu là A, B và C mọc từ các hạt vàng, trơn lai với một cây đậu mọc từ hạt lục, nhăn. Mỗi phép lai đều thu đƣợc 100 hạt, có kiểu hình phân bố nhƣ sau:

A: 51 hạt vàng, trơn : 49 hạt lục, trơn. B: 100 hạt vàng, trơn.

C: 24 hạt vàng, trơn : 26 hạt vàng, nhăn : 25 hạt lục, trơn : 25 hạt lục, nhăn. Xác định kiểu gen của A, B và C. Kiểm định χ2.

Bài 14. Một ngƣời phụ nữ nhóm máu AB sinh con có nhóm máu A. Cô ta kiện ra toà rằng ngƣời hàng xóm là cha đứa bé. Dựa trên dữ liệu xét nghiệm máu của 4 ngƣời hàng xóm, có thể xác định ngƣời nào là cha đứa bé hay không?

Ngƣời thứ 1: Nhóm A; Ngƣời thứ 2: Nhóm B; Ngƣời thứ 3: Nhóm O; Ngƣời thứ 4: Nhóm AB.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC THỰC VẬT: PHẦN 2 (Trang 31 -36 )

×