Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang doc (Trang 54 - 56)

Nợ quá hạn hiện nay ở các Ngân hàng đang là một vấn đề đáng quan tâm. Nợ

quá hạn được hiểu một cách tổng quát là một khoản nợ mà người đi vay đến hạn phải trả

cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi theo đúng cam kết, nhưng người đi vay không trả được cho

Ngân hàng, nợ quá hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như hoạt động SXKD của các doanh nghiệp vay vốn.

Đối với các khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Nếu vì những nguyên nhân khách quan mà khách hàng không trả nợđúng hạn thì có thể xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ

hạn trả nợ. Và sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trảđược nợ thì khoản nợđó sẽđược chuyển sang nợ quá hạn.

Khi đã phát sinh nợ quá hạn thì Ngân hàng phải phân tích tình hình nợ quá hạn để tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.Tình hình nợ quá hạn tại chi

nhánh SCB – An Giang tính đến thời điểm 31/12/2007 như sau:

Bảng 4.8: Phân nhóm nợ tại thời điểm 30/12/2007:

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại

nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD và quyết định số 18 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của quy định phân loại nợ, sử dụng và trích lập dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

Dự phòng Chỉ tiêu Dư nợ Cụ thể Chung Nhóm 1 290,719 - 1,279.16 Nhóm 2 1,327 18.25 5.84 Nhóm 3 45 - 0.2 Nhóm 4 400 43.25 1.76 Tổng 292,491 62 1,287 ĐVT: Triệu đồng

22/04/2005 của thống đốc NHNN, tại điều 6 thì các TCTD thực hiện phân loại nợ như

sau:

- Nhóm 1: Nợđủ tiêu chuẩn là nợđược đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả

gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày) là nợđược

đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 đến 180 ngày) là nợđược đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 đến 360 ngày) là nợđược đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày) là nợđược đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tình hình nợ quá hạn tại SCB – An Giang tính đến thời điểm 31/12/2007 là 1.772 triệu đồng. Theo kết quả này thì nợ quá hạn cũng không cao so với tổng dư nợ ( chỉ chiếm 0.61% trên tổng dư nợ). Trong tổng nợ quá hạn đó thì nợở nhóm 2 chiếm tỷ

lệ cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên chậm đóng lãi. Và theo quyết định 493 thì những khoản lãi đóng trễ cũng sẽ được chuyển qua nợ quá hạn (phân theo nhóm). Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có nhiền biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ như sẽ cho khách hàng biết là việc trả nợ không

đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn lần sau của khách hàng, hoặc Ngân hàng sẽ

phát mãi tài sản bảo đảm tiền vay.

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn:

Nguyên nhân khách quan:

- Khách hàng vay vốn gặp những rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của mình như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,… Do chính sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay

đổi….vì vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cả doanh nghiệp và cả vốn vay của Ngân hàng.

- Ngoài ra nợ quá hạn tăng do trong năm 2007 đã phát sinh một trường hợp là do khách hàng đã chết, người thân không chịu trả nợ thay. Hơn nữa, đây là khách hàng lớn có DSCV rất cao nên nợ quá hạn cũng tăng theo.

- Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: biến

động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá của một số

vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.

Nguyên nhân chủ quan:

- Về phía Ngân hàng, khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo dức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích riêng

- Do định thời gian trả nợ không phù hợp với thời gian thu hoạch của khách hàng, do đó khách hàng đã không trả nợ theo đúng thời hạn.

- Bản thân khách hàng vay thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không quan tâm, lo lắng đến nợ Ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của khách hàng có đủđể trả.

- Sử dụng vốn không đúng mục đích

- Do việc kinh doanh có phần khó khăn hơn trước nên khách hàng chậm đóng lãi. Theo quy định của NHNN thì các khoản nợ này sẽđược chuyển sang nợ quá hạn.

Trong các nguyên nhân làm phát sinh tình trạng nợ quá hạn, phần lớn là do nguyên nhân khách hàng chậm đóng lãi và do việc sản xuất kinh doanh của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến nợ quá hạn tại Ngân hàng gia tăng.

Để giảm bớt việc phát sinh nợ quá hạn, ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng, CBTD cần phải kiểm tra chặt chẽ

khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của

khách hàng ….. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời

gian vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần chọn lọc và loại bỏ những khách hàng yếu kém, thiếu thiện chí trong việc trả nợ nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng nợ quá hạn xảy ra.

Một phần của tài liệu luận văn: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang doc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)