Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn Pháp luật (Trình độ Cao đẳng) - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Trang 37 - 38)

Thứ nhất, mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ

lý do nào để phân biệt đối xử; Được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm: Dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp.

Bình đẳng là điều mà mọi ngành luật đều hướng tới với mục đích đảm bảo quyền, lợi ích, nghĩa vụ giữa các bên là như nhau. Luật Dân sự điều chỉnh những quan hệ xã hội chung nhất, cơ bản nhất nên sự bình đẳng càng được chú trọng và quan tâm hơn.

Thứ hai, cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ

dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Tự do, tự nguyện là nguyên tắc cơ bản của các ngành luật nói chung. Mọi cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể đều phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đới với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Các chủ thể tự quyết định tham gia hay không tham gia vào các quan hệ dân sự. Khi tham gia, các chủ thể tùy theo ý chí của mình lựa chọn đới tác tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách thức, biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

Thứ ba, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

32

Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; Đồng thời phải thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực hiện những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ này.

Trung thực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình là một trong những yêu cầu quan trọng mà pháp luật quy định cho các bên. Sự trung thực đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được thực hiện đúng với thực tế, tránh gây thiệt hại cho chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

Thứ tư, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không

được xâm phạm đến lợi ích q́c gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Khoản 4, Điều 3, Bộ luật Dân sự 2015).

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự là hoạt động của các bên chủ thể, liên quan đến lợi ích của các bên chủ thể và chủ thể có liên quan. Nếu hành vi trên xâm phạm đến lợi ích q́c gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì các bên chủ thể sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với những thiệt hại do hành vi xâm phạm đó gây nên.

Vì thế việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích q́c gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Thứ năm, cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Cá nhân, pháp nhân phải có trách nhiệm đới với hành vi mình gây ra cũng như chịu trách nhiệm với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Đây là một trong những quy định bắt buộc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có, đồng thời là một trong những biện pháp buộc các bên phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể pháp luật dân sự.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn Pháp luật (Trình độ Cao đẳng) - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)