7. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty
7.2.1 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
chuyển vốn
Để thấy rõ được tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và nguồn hình thành nên tài sản của Công ty ta đi phân tích các cân đối lý thuyết
● Cân đối lý thuyết thứ nhất:
BNV = ATS(I,II,IV,V(1,4,5)) + BTS(II,III,IV,V(1,3))
Đvt: 1000đồng
Diễn giải Vốn chủ sở hữu Tài sản ban đầu Chênh lệch
1. Đầu năm 96,602,019 385,017,531 -288,415,512 2. Cuối năm 76,600,932 394,709,984 -318,109,052 Bảng cân đối này là: Tài sản ngắn hạn của Công ty phải được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua bảng cho thấy đầu năm chênh lệch 288.415.512 nghìn đồng, cuối năm chênh lệch 318.109.052 nghìn đồng. Như vậy Công ty thiếu nguồn vốn trang trải cho các nhu cầu về tài sản ngắn hạn và dài hạn, và phải vay hoặc chiếm dụng vốn. Và nguồn vốn hợp pháp sẽ được Công ty sử dụng trước,từ đó có
● Cân đối lý thuyết thứ hai:
BNV + ANV(I(1),II (4)) = ATS(I,II,IV,V(1,4,5)) + BTS(II,III,IV,V(1,3))
Diễn giải Vốn CSH + Vốn vay Tài sản ban đầu Chênh lệch
1. Đầu năm 370,669,375 385,017,531 -14,348,156 2.Cuối năm 373,853,417 394,709,984 -20,856,567
Bản chất của bảng này là: Từ cân đối 1, nếu thếu, Công ty sẽ huy động đến các nguồn tài trợ hợp pháp tiếp theo để trang trải đó là vốn vay (ngắn hạn, dài hạn) trong hạn trả.
Lượng vốn vay hợp pháp vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu tài sản ban đầu thiếu hụt ở cân đối 1. Do đó, để có đủ tài sản phục vụ kinh doanh, Công ty đã đi chiếm dụng vốn trong thanh toán. Mức độ chiếm dụng vốn của Công ty được thể hiện trong.
● Cân đối lý thuyết thứ ba:
ANV(I(1),II(4)) + BNV - ATS(I,II,IV,V(1,4,5)) - BTS(II,III,IV,V(1,3)) =ATS(III,V(2,3))+ BTS(I,V(2)- ANV(I(2÷11),II(1,2,3,5,6,7,8))
1. Đầu năm -14,348,156 -14,348,156 0
2. Cuối năm -20,856,567 -20,856,567 0
Qua 3 cân đối cho thấy vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ đáp ứng đủ một phần nhỏ cho nhu cầu tài sản ban đầu phục vụ kinh doanh. Quy mô tài sản đã được Công ty mở rộng rất nhiều so với năng lực tài chính của bản than Công ty. Và Công ty đã phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn vốn vay hợp pháp và đi chiếm dụng vốn trong thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường thì việc đi vay vốn hay chiếm dụng vốn của các Công ty khác là bình thường. Tuy nhiên việc đi vay vốn quá nhiều, đặc biệt là vốn chiếm dụng trong thanh toán tạo ra áp lực thanh toán lớn cho Công ty, bởi tài sản chủ yếu của Công ty là tài sản dài hạn, những tài sản có tính thanh khoản kém. Nhu cầu tài sản ban đầu tại thời điểm cuối năm cao hơn đầu năm buộc Công ty phải vay và chiếm dụng vốn trong thanh toán nhiều hơn.
Để đánh giá mức độ hợp lý của việc sử dụng vốn vay, có thể dùng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Tỉ suất lợi nhuận vốn CSH = Lợi nhuận sau thuế × 100 ; % Vốn chủ sở hữu
= 48.748.801 86.601.475,5 Trong đó:
Vốn chủ sở hữu = VCSHđn + VCSHcn = 86.601.475,5 (nghìn đồng) 2
Do tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lớn hơn lãi suất vay vốn, nên việc sử dụng vốn vay là có lợi, nó giúp tăng tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.