7. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty
7.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của Công ty cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng trong tương lai. Phương pháp phân tích chung là so sánh mức tăng trưởng của mỗi khoản mục và so sánh sự thay đổi tỉ trọng mỗi khoản mục giữa các kỳ khác nhau
1 2 4 5 6 +/- % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 172,653,056 105,806,420 (66,846,636) -38.717
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1,989,059 1,870,013 (119,046) -5.985
1 Tiền 111 1,989,059 1,870,013 (119,046) -5.985
2 Các khoản tương đương tiền 112
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
III Các khoản phải thu 130 66,538,814 38,007,106 (28,531,708) -42.880
1 Phải thu của khách hàng 131 60,738,994 25,034,332 (35,704,662) -58.784
2 Trả trước cho người bán 132 311,185 3,518,844 3,207,659 1,030.788
3 Phải thu nội bộ 133
5 Các khoản phải thu khác 135 5,488,635 9,453,930 3,965,295 72.246
8 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139
IV Hàng tồn kho 140 96,760,276 63,255,310 (33,504,966) -34.627
1 Hàng tồn kho 141 96,760,276 63,255,310 (33,504,966) -34.627
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 6,485,931 2,386,634 (4,099,297) -63.203
2 Các khoản thuế phải thu 154 863,977 287,357 (576,620) -66.740
3 Tài sản ngắn hạn khác 158 15,000 (15,000) -100
B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 284,526,144 332,460,858 47,934,714 16.847 I Các khoản phải thu dài hạn 210 4,743,878 5,262,831 518,953 10.939
1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2 Phải thu nội bộ dài hạn 213
3 Phải thu dài hạn khác 218 4,743,878 5,262,831 518,953 10.939
4 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
(*) 219
II Tài sản cố định 220 278,499,442.3 316,175,701.5 37,676,259 13.528
1 Tài sản cố định hữu hình 221 256,328,979 306,689,027 50,360,048 19.647
(= Nguyên giá) 222 488,775,528 534,070,540 45,295,012 9.267
Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (232,446,549) (227,381,513) 5,065,036 -2.179 2 Tài sản cố định thuê tài chính 224
3 Tài sản cố định vô hình 227 238,470 158,335 (80,135) -33.604
Nguyên giá 228 267,115 222,595 (44,520) -16.667
Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 (28,645) (64,261) (35,616) 124.336
4 Chi phí xây dựng dở dang 230 21,931,993 9,328,339 (12,603,654) -57.467 XDCB dở dang
III Bất động sản đầu tư 240
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 600,000 2,610,320 2,010,320 335.053
1 Đầu tư vào Công ty con 251
2 Đầu tư vào Công ty liên kết, liên
V Tài sản dài hạn khác 260 682,823 8,412,005 7,729,182 1,131.945
1 Chi phí trả trước dài hạn 261 682,823 8,412,005 7,729,182 1,131.945 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3 Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 457,179,200 438,267,278 (18,911,922) -4.137 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 300 360,577,181 361,666,345 1,089,164 0.302 I Nợ ngắn hạn 310 213,038,760 164,998,263 (48,040,497) -22.550 1 Vay và nợ ngắn hạn 311 139,477,819 103,458,850 (36,018,969) -25.824 2 Phải trả cho người bán 312 46,520,816 23,598,246 (22,922,570) -49.274
3 Người mua trả tiền trước 313 63,872 67,527 3,655 5.722
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước 314 6,611,707 2,888,926 (3,722,781) -56.306
5 Phải trả công nhân viên 315 15,892,144 31,052,354 15,160,210 95.394
6 Chi phí phải trả 316 4,569 (4,569) -100.000
7 Phải trả nội bộ 317 3,923,401 2,164,376 (1,759,025) -44.834
9 Các khoản phải trả phải nộp khác 319 544,432 1,767,985 1,223,553 224.739
II Nợ dài hạn 330 147,538,421 196,668,082 49,129,661 33.300
1 Phải trả dài hạn người bán 331 2 Phải trả dài hạn nội bộ 331
3 Phải trả dài hạn khác 333 10,750,724 121,289 (10,629,436) -98.872
4 Vay và nợ dài hạn 334 134,589,537 193,793,635 59,204,098 43.989
5 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 335 2,198,159 2,753,158 554,999 25.248
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 96,602,019 76,600,932 (20,001,087) -20.705 I Vốn chủ sở hữu 410 73,026,546 73,301,224 274,678 0.376
Vốn lưu động 8,241,136 8,241,136 0 0.000
6 Quỹ đầu tư phát triển 417 4,060,323 4,264,983 204,660 5.040
7 Quỹ dự phòng tài chính 418 1,962,578 2,051,115 88,537 4.511
8 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
9 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 27,728 (27,728) -100.000
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 23,575,473 3,299,708 (20,275,765) -86.004
1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 3,761,918 3,601,413 (160,505) -4.267
2 Nguồn kinh phí sự nghiệp 432 14,965 (696,037) (711,002) -4,751.1
3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 19,798,590 394,332 (19,404,258) -98.008
Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản dài hạn. Điều này phù hợp với cơ cấu tài sản của một Công ty công nghiệp. Tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là những khoản có khả năng thanh khoản cao, có thể đáp ứng cho nhu cầu thanh toán ngắn hạn của Công ty. Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm gần như tuyệt đối. Các tài sản dài hạn khác không đáng kể. Điều này cũng phù hợp bởi Công ty hoạt động trong ngành khai khoáng, hoạt động đầu tư tài chính còn nhiều hạn chế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc vay vốn kinh doanh là hợp lý và nguồn vốn vay phong phú. Nó tạo điều kiện để Công ty giảm chi phí sử dụng vốn và khuếch đại tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nợ phải trả chiếm tỉ trọng cao như vậy, trong đó phân nửa là nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty.
Tổng tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn giảm trong khi tài sản dài hạn tăng lên. Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu,.. đều giảm. Tài sản dài hạn tăng lên do tài sản cố định tăng lên.
Tổng nguồn vốn giảm do nợ phải trả giảm, nguồn vốn chủ sở hữu cùn giảm. Nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm trong khi nợ dài hạn tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do nguồn kinh phí và quỹ khác giảm.
Qua sự biến động của tổng tài sản và tổng nguồn vốn có thể thấy rằng trong năm qua đã diễn ra một số hoạt động tài chính lớn như:
- Công ty thu được nợ là tăng được tiền trong quỹ và tài khoản
- Sử dụng tiền, huy động nợ dài hạn để mua sắm TSCĐ, vật tư hàng hóa
- Sử dụng tài sản ngắn hạn và huy động nợ dài hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Bảng 21 cho thấy sự biến động của tài sản và nguồn vốn năm 2012 so
với năm 2011. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2012 giảm 18.911.922 nghìn đồng, tương ứng 4,137%. Để có những nhân xét chi tiết hơn có thể đi sâu phân tích một số chỉ tiêu:
Tài sản:
Tài sản của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011, nguyên nhân làm cho tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn giảm. Tài sản dài hạn tăng nhưng mức tăng không lớn bằng mức giảm của tài sản ngắn hạn nên không làm cho tổng tài sản tăng.
* Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2012 giảm 66.846.636 nghìn đồng, tương ứng 38,717% làm cho tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm so với năm 2011 là 13,61%. Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh so với năm 2011, giảm 28.531.708 nghìn đồng, tương ứng 42,88% và hàng tồn kho giảm 33.504.966 nghìn đồng (34,63%). Ngoài ra còn có tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác.
* Tài sản dài hạn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản (75,58%), năm 2012 chỉ tiêu này tăng 47.934.714 nghìn đồng, tương ứng 16,85%. Tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng, năm 2012 chỉ tiêu này đã tăng lên 37.676.259 nghìn đồng tương ứng 13,53%.
- Các khoản phải thu dài hạn năm 2012 tăng 518.953 nghìn đồng (10,94%)
Nguồn vốn:
* Nợ phải trả: năm 2012 tổng nợ phải trả của Công ty tăng 1.089.164 nghìn đồng tương ứng 4,14% chủ yếu là do các yếu tố sau ảnh hưởng:
- Nợ ngắn hạn: năm 2012 khoản nợ ngắn hạn của Công ty giảm tương đối nhiều so với năm 2011, giảm 48.040.497 nghìn đồng, tương ứng 22,55%. Nợ ngắn hạn giảm là do các yếu tố vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả nội bộ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả giảm so với năm 2011.
- Nợ dài hạn: tăng so với năm 2011 là 49.129.661 nghìn đồng, tương ứng 33,3%. Chỉ tiêu này tăng là do vay nợ dài hạn và phải trả dài hạn khác tăng, trong khi đó, phải trả dài hạn người bán và phải trả dài hạn nội bộ là bằng không.
* Nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2011 là 20.001.087 nghìn đồng tương ứng 20,705%, nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn kinh phí và quỹ khác giảm mạnh.