Bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích

Một phần của tài liệu Khai các di tích lịch sử văn hoá nhằm phát triển du lịch văn hoá ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Giải pháp

3.2.2. Bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích

Định hướng trong bảo tồn tơn tạo và tu bổ các di tích. Khi thực hiện việc tu bổ, chống xuống cấp các cơng trình di tích phải lập dự án trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tồn diện các di tích gốc.

Tơn trọng và giữ gìn bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của di tích, hạn chế tối đa mọi sự thay thế nhất là thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới.Giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích.Việc khơi phục các di tích đã bị mất phải dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học chính xác và chỉ thực hiện trong những trường hợp thật cần thiết.Việc sử dụng chất liệu bền vững để thay thế chất liệu dễ hư hỏng, trong khơi phục di tích phải được nghiên cứu kĩ lưỡng, đảm bảo tính xác thực đối với di tích và cần được phân biệt rõ với chất liệu gốc.

Trong tu bổ chống xuống cấp các di tích ưu tiên vận dụng các quy trình và các kĩ thuật thủ cơng truyền thống, sử dụng các chất liệu và vật liệu truyền thống phù hợp với di tích.Các chất liệu, vật liệu và kết cấu mới chủ yếu sử dụng trong bảo quản gia cố. Việc tu bổ chống xuống cấp di tích phải tuân thủ quy trình sau: nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng - xây dựng dự án và thiết kế kĩ thuật - dự toán - thẩm định - phê duyệt - thi công dưới sự giám sát của các nhà chun mơn và duy trì nhật kí cơng trình - nghiệm thu - hồn chỉnh hồ sơ tu bổ.

Tơn tạo di tích là nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các mặt giá trị của di tích và tạo ra mơi trường cảnh quan hài hồ với di tích đó.Quy hoạch các tuyến đường tham quan đi lại trong khu di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích. Sử dụng hình thức chiếu sáng truyền thống phù hợp với di tích và chỉ tạo lập hệ thống chiếu sáng hiện đại khi thực sự cần thiết, mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mĩ của di tích.

Các cơng trình phụ trợ được phép xây dựng phải nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích bao gồm: nhà trưng bày bổ sung di tích, nhà tiếp khách và nhà ban quản lý, trạm điện, hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống thu gom rác thải… Vị trí của các cơng trình này khơng được ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực di tích. Trong trường hợp cần phải có thì nội dung trưng bày chỉ giới hạn trong phạm vi những sự kiện và tài liệu trực tiếp liên quan đến di tích. Các cơng trình

phục vụ như: bãi để xe, quán ăn uống, giải khát, cơng trình vệ sinh, của hàng lưu niệm… bố trí tách biệt khỏi các khu vực bảo vệ của di tích. Khơng được gây ô nhiễm môi trường, phải phù hợp với cảnh quan chung của di tích. Trong xu hướng phát triển du lịch văn hoá chung của cả nước thì du lịch văn hố ở Thanh Ba cũng cần được phát triển trong định hướng chung đó.

Các biện pháp bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích. Để làm tốt cơng tác tơn tạo và tu bổ các di tích cần thực hiện hiệu quả các hoạt động sau:

Tăng cường giáo dục cho mọi tầng lớp trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong khu vực có di tích nhận thức đúng đắn giá trị, ý nghĩa quan trọng về giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc, các giá trị cả về vật chất và tinh thần của di tích để từ đó nâng cao lịng u nước, nâng cao tinh thần tự giác bảo vệ các giá trị của di tích.

Tăng cường cơng tác quản lý tại các di tích để bảo vệ và kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động du lịch trong khu vực di tích. Phải thành lập, xây dựng và củng cố các ban quản lý ở các di tích cho phù hợp với tình trạng phát triển du lịch tại các di tích đó, để tránh tình trạng di tích bị xuống cấp, bị xâm hại quá mức.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kimh doanh cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh bn bán trong khu di tích.Đồng thời cũng phải khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch của di tích.

Ban hành các chính sách pháp luật để bảo vệ các di tích lịch sử văn hố. Việc bảo vệ các di tích phải gắn liền với lợi ích của cư dân địa phương.

Nghiêm cấm các hành vi phá hoại đến cảnh quan mơi trường xung quanh khu di tích, đặc biệt là phá hoại trực tiếp đến các di tích.

Nhà nước cần có chính sách đầu tư kinh phí để nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các di tích.Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào tu bổ, tơn tạo các di tích.

Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên đặc biệt là hướng dẫn viên điểm tại các di tích lịch sử theo đúng nghĩa của nó, là người hướng dẫn viên có vốn hiểu biết phong phú về văn hố, lịch sử và hiểu sâu sắc về di tích lịch sử văn hố. Họ phải được trang bị kiến thức đầy đủ trong các lĩnh vực mĩ thuật, sân

khấu, lịch sử, kiến trúc, phong tục tập quán, tôn giáo… Hướng dẫn viên cần được đào tạo theo hướng chun mơn hố để có kiến thức sâu rộng, phục vụ theo các yêu cầu tiêu dùng du lịch của con người với các đặc điểm tâm lý xã hội khác nhau.

Để công tác bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hố đạt hiệu quả cao nhất thì phải quan tâm trước hết đến vấn đề lựa chọn đào tạo những người trực tiếp làm cơng tác bảo tồn, tơn tạo.Bởi vì chỉ khi họ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng việc họ đang làm và có ý thức đầy đủ về chun mơn thì việc bảo tồn, tôn tạo mới đạt hiệu quả. Nếu công tác đào tạo cán bộ khơng được thưc hiện tốt thì cho dù có đầy đủ vốn đầu tư thì hiệu quả đầu tư bảo tồn, tơn tạo các di tích vẫn không cao.

Một phần của tài liệu Khai các di tích lịch sử văn hoá nhằm phát triển du lịch văn hoá ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)