Chính sách phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển ngành trồng trọt huyện ba vì (Trang 58 - 61)

HÌNH 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BA VÌ

2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.3.3. Chính sách phát triển nông nghiệp

Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia.

Công tác y tế đã có 23/31 trạm có bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa.

Song hành với phát triển, thúc đẩy các loại hình kinh tế, huyện Ba Vì đã có nhiều chính sách thu hút các dự án, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Huyện cũng tổ chức các buổi họp với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng cũng như các khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động, từ đó có những chỉ đạo sát sao, hỗ trợ doanh nghiệp. Với nhiều nỗ lực, đang tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Đến nay toàn huyện có 312 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, thu hút và tạo công ăn việc làm cho 5.400 lao động địa phương và hơn 10000 lao động thời vụ, thu nhập bình quân từ 3 – 5,5 triệu đồng/người/ tháng.

Nghị quyết Đảng bộ huyện Ba Vì khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định rõ mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, đưa Ba Vì trở thành huyện phát triển của Thủ đô Hà Nội”. Để sớm hoàn thành mục tiêu này, huyện Ba Vì sẽ thực hiện đồng bộ nhiều hướng đi và giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện. Xác định rõ du lịch – dịch vụ, nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế nên huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, liên kết chế biến, quảng bá thương hiệu sản phẩm như: chè Ba Vì, Miến dong Minh Hồng, khoai lang Đồng Thái. Huyện cũng tập trung thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình nông thôn mới.

Với những hoạch định cụ thể và tiềm năng thế mạnh sẵn có, cùng tinh thần xây dựng môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư, khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng, khởi nghiệp sáng tạo trong các thành phần kinh tế,

huyện Ba Vì đã và đang phát huy nội lực, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp mở rộng, thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương để góp sức xây dựng huyện Ba Vì ngày càng phát triển. Toàn huyện xây mới 41 trạm bơm tưới tiêu trong 10 năm trở lại đây, cứng hóa 320,62 km đường nội đồng. Hàng năm triển khai cải tạo, nạo vét kênh mương 53000 km2, khơi thông các hồ đập nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình thủy lợi lớn trên địa bàn huyện phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp: Hồ Suối Hai, trậm bơm Trung Hà, hệ thống kênh tưới TH2. Hồ chứa Đồng Xô, trạm bơm tưới ở vũng bãi Châu Phú, cải tạo và nâng cấp công trình đầu mối trạm bơm tưới ở Trung Hà, trạm bơm này tưới cho 5300 ha đất nông nghiệp của 19 xã, thị trấn.

Về hệ thống thủy lợi, huyện đã cứng hóa 43,5 km kênh cấp một, 38,2 km kênh cấp hai, 58,6 km kênh cấp ba và kênh mương nội đồng như kênh tiêu Cổ Đô – Vạn Thắng, Yên Bồ - Vật Lại, Đông Quang – Tiêu Phong, Tây Đằng – Phú Châu,… Tổng kinh phí đầu tư cho sữa chữa, nâng cấp, xây dựng công trình thủy lợi hơn 1000 tỷ đồng.Tranh thủ nguồn lực của thành phố trong nhiều năm qua huyện đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để kiên cố hóa kênh mương, đường nội đồng, mặt đê, kè ở các vùng đê trọng điểm để phòng chống lụt bão.

Nhờ một phần hệ thống thủy lợi mà ngành nông nghiệp nói chung vẫn chiếm 50% giá trị sản xuất toàn huyện, năng suất lúa trung bình hàng năm luôn đạt trên 60 tạ/ha, năng suất cây có hạt hàng năm của huyện hơn 90000 nghìn tấn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số bất cập. Việc hệ thống các công trình thủy lợi phần lớn được xây dựng từ những thập kỷ 70 – 80 thế kỷ trước, nay bị xuống cấp, nhưng các dự án tu bổ lại chậm được đầu tư, nâng cấp, đã và đang ảnh hưởng lớn tới khả năng tưới tiêu trong mùa mưa. Cùng với đó, xu thế chuyển đổi đất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ tại

nhiều địa phương còn thiếu quy hoạch, không ít dự án phát triển đô thị khi thi công gây ảnh hưởng tới dòng chảy và làm giảm khả năng tưới tiêu của hệ thống thủy lợi. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương quan tâm, huy động nguồn vốn kịp thời để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tu sửa hệ thống thủy lợi nhằm khai thác tốt tiềm năng nguồn nước phục vụ cho sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành trồng trọt huyện ba vì (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)