Thực trạng hướng dẫn viên du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 29 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng hướng dẫn viên du lịc hở Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Trong đó, du lịch là một trong những nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến, Ngành Du lịch cũng từ đó mà phát triển hơn. Từ thực tế đó, cùng với những đam mê, những mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhiều bạn trẻ đã chọn đây làm một nghề nghiệp để phát triển trong tương lai.

Hướng dẫn viên du lịch nằm trong top những ngành phát triển lâu dài và bền vững. Làm hướng dẫn viên du lịch có thể “được” rất nhiều: được đi rất nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều người, được ăn nhiều món ngon, biết đến nhiều nền văn hóa với những phong tục tập quán khác nhau, được học hỏi nhiều điều mới lạ về mỗi miền đất nước. Nhưng bên cạnh đó, người hướng dẫn viên du lịch còn mang trong mình sứ mệnh cao cả, vừa là nhà quảng cáo, vừa là nhà ngoại giao, đại diện cho hình ảnh con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Họ là những người trực tiếp quảng bá hình ảnh nước nhà đến cho thế giới. Ngoài ra, những hướng dẫn viên là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của ngành Du lịch. Ngày nay, ngành Du lịch đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế thiết yếu, mang lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế quốc gia, nên hướng dẫn

viên cũng như những nhà kinh doanh. Vì thế, vai trò của hướng dẫn viên là vô cùng quan trọng.

Ngoài kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên phải hiểu biết nhiều về địa lý, văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của nước mình và nước bạn. Khi đứng trước du khách, hướng dẫn viên sẽ là một nhà ngoại giao, một đại sứ, một nhà kinh doanh tiếp thị, một người bạn… thông qua lăng kính của hướng dẫn viên, du khách sẽ hiểu được từng vùng, từng miền của đất nước Việt Nam. Đây cũng là hình thức quảng bá tại chỗ hiệu quả nhất để khách có thể quay lại lần tiếp theo.

Để làm được nghề hướng dẫn viên du lịch, trước hết phải có thẻ hành nghề. Ngoài ra, hướng dẫn viên cần phải có lòng yêu thích và xác định được những khó khăn của nghề đòi hỏi hướng dẫn viên phải làm quen, thích nghi như di chuyển nhiều, phải có sức khỏe tốt, có một nền tảng văn hóa, kiến thức, ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp để sẵn sàng đối phó với các tình huống phát sinh trong suốt thời gian dẫn tour. Tuy vậy hiện nay, đa phần hướng dẫn viên du lịch đều chung quan điểm, chỉ làm nghề này một thời gian nhất định, sau đó sẽ chuyển nghề hoặc chuyển vị trí khác. Nhất là với hướng dẫn viên nữ, công việc còn khó khăn, vất vả hơn nhiều, “tuổi thọ” của nghề có khi chỉ vài ba năm. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), trong những năm tới nghề hướng dẫn viên du lịch sẽ khan hiếm nhân lực do học sinh, sinh viên theo học ngành này ít, trong khi bởi những đòi hỏi khắt khe về nghề nên không phải ai cũng đáp ứng được.

Tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch đến nay vẫn là vấn đề nan giải của Ngành Du lịch chưa có giải pháp tháo gỡ của Ngành Du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế vừa yếu vừa thiếu chuyên nghiệp. Số lượng khách du lịch tăng cao trong khi hướng dẫn viên du lịch khan hiếm khiến, do đó nhiều đơn vị buộc phải “linh động” trong tuyển chọn nguồn nhân lực thông thạo về ngoại ngữ để đào tạo thành hướng dẫn viên. Tuy nhiên, những đối tượng này giỏi ngoại ngữ nhưng lại “trống” về nghiệp vụ, về kiến thức văn hóa – xã hội, làm ảnh hưởng đến chất lượng tour.

Thực tế, ai cũng nhận ra rằng tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui” xuất hiện ngày càng nhiều tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước, đây là một trong những hệ lụy từ việc đào tạo không theo kịp nhu cầu mà ngành Du lịch đang phải đối mặt. Có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân của thực

trạng này là do lực lượng hướng dẫn viên du lịch chưa phát triển đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo quy định, muốn được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp Đại học cùng nhiều đòi hỏi khắt khe về nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe… nhưng nguồn nhân lực nói chung chưa đáp ứng được. Đó là khó khăn rất lớn trong việc cân bằng “cung – cầu”.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hiện nay đang mất cân bằng giữa cung và cầu. Điều dễ nhìn thấy là sự khập khiễng trong trình độ của hướng dẫn viên: Người có nghiệp vụ du lịch thì yếu về ngoại ngữ, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu hụt về kỹ năng nghề. Thế nên việc cần làm cho du lịch Việt Nam hiện nay là cân bằng những khập khiễng trong trình độ đội ngũ hướng dẫn viên. Trong tình hình khách du lịch đến Việt Nam ngày một nhiều, không thể bằng lòng với những thứ tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Trung, mà cần sớm có chiến lược phát triển đội ngũ hướng dẫn viên biết những ngôn ngữ ngoài những thứ tiếng thông dụng.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ta đang hướng đến một thị trường khách đa dạng. Bên cạnh nguồn khách đến từ các thị trường truyền thống châu Âu, còn quan tâm tới các thị trường mới như Ấn Độ, Ả Rập… Đểđón đầu được những dự báo và những mục tiêu phấn đấu này, không gì khác là phải cân đối ngay lập tức quan hệ cung - cầu hướng dẫn viên du lịch. Do đó, Ngành Du lịch cần sớm có chính sách cụ thể đi đối với mở rộng thị trường để phát triển ngành du lịch, phát triển và mở rộng những nhiều thị trường tiềm năng và giữ chân du khách lưu trú dài hơn, giới thiệu cho nhiều người cùng đến và trở lại nhiều lần hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)