Các kiểu địa hình của khu vực núi Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi tây bắc việt nam (Trang 62 - 65)

III IV V VI VII V IX X XI XII Tháng

e. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt

2.4. Các kiểu địa hình của khu vực núi Tây Bắc.

Theo cấu trúc địa chất và sự xâm thực phá hủy của các loại đá, khu vực núi Tây Bắc gồm có các kiểu địa hình sau đây [12].

Núi cao tạo thành do những khối macma và đá phiến biến chất uốn nếp tác dụng xâm thực mạnh. Kiểu địa hình này bao trùm toàn bộ dãy núi cao Hoàng Liên Sơn và khối núi Pu Si Lung hình thành trên đá granit, chiếm hơn 2% diện tích của miền.

Núi trung bình hình thành trên đá phiến biến chất và trầm tích lục nguyên uốn nếp tác dụng xâm thực mạnh. Kiểu địa hình này phân bố ở ba khu vực núi: lưu vực sông Mã, tả ngạn sông Đà, tả ngạn sông Cả. Chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất trong miền Tây Bắc với tỉ lệ trên 26%.

Núi thấp hình thành chủ yếu trên các trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực bào mịn. Thuộc kiểu địa hình này là các núi có độ cao từ 400 đến 800m hoặc cao hơn, phân bố ở hữu ngạn sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái, hạ lưu sông Đà, chiếm khoảng 46% diện tích của miền. Núi ở đây có đường nét mềm mại, đỉnh ít nhọn sườn thoải, độ dốc trung bình khơng q 200. Thung lũng sơng mở rộng, trong đó có trầm tích phù sa và cả bãi bồi tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Những sơn nguyên phức tạp chủ yếu là núi và cao nguyên đá vôi khối uốn nếp xen kẽ đá phiến, cát kết, kéo dài thành một dải hẹp từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, chiếm gần 8% diện tích của miền. Vì có sự xen kẽ nham thạch nên trong kiểu địa hình này thấy xuất hiện cảnh quan cacxto trên núi đá vôi và cảnh quan xâm thực trên núi đá phiến cát kết. Về mặt diện tích chúng chiếm gần ngang nhau, song tùy từng nơi tỉ lệ đó có sự thay đổi.

Vùng trũng kiến tạo giữa núi. Đặc trưng cho kiểu địa hình này là những cánh đồng Nghĩa Lộ, Quang Huy, Than Uyên, Điện Biên,… chiếm khoảng trên 17% diện tích tồn miền.

Hình 2.4. Lược đồ địa hình khu Tây Bắc [15]

Theo độ dốc của lãnh thổ khu vực địa hình núi Tây Bắc được chia thành 4 cấp[10]

+ Cấp I: 00 - 80 là nhóm đất bằng đến hơi dốc, canh tác được bằng các phương tiện cơ giới, thuận lợi cho áp dụng các biện pháp thuỷ lợi.

+ Cấp II: 80 - 150 là nhóm đất tương đối dốc, chỉ sử dụng được các phương tiện cơ giới nhỏ trong canh tác nông nghiệp, chú trọng nơng - lâm kết hợp để chống xói mịn.

+ Cấp III: 150 - 250 là nhóm đất dốc, khơng canh tác được bằng các phương tiện cơ giới, chú trọng lâm - nông kết hợp với tập đoàn cây dài ngày chống xói mịn và rửa trơi đất.

+ Cấp IV: > 250 là nhóm đất rất dốc, chỉ dành cho tập đoàn cây lâm nghiệp hoặc cây dài ngày có giá trị kinh tế và tạo độ che phủ.

Theo mức độ phân cắt sâu được tính theo độ cao tương đối giữa mực xâm thực cơ sở của lưu vực và độ cao của địa hình, khu vực được chia thành 4 cấp [10]

+ Cấp 1: 0 - 40 m/km2 - Mức độ chia cắt sâu yếu, phổ biến trên các dạng địa hình đồi và cao nguyên.

+ Cấp 2: 40 - 250 m/km2 - Mức độ chia cắt sâu trung bình, phổ biến trên các dạng địa hình núi thấp.

+ Cấp 3: 250 - 400 m/km2 - Mức độ chia cắt sâu mạnh, phổ biến trên các dạng địa hình núi trung bình.

+ Cấp 4: trên 400 m/km2 - Mức độ chia cắt sâu rất mạnh, phổ biến trên các dạng địa hình núi cao.

Theo mức độ chia cắt ngang được tính bằng khoảng cách trung bình giữa các đường Talvec, khu vực địa hình núi Tây Bắc được chia thành 4 cấp :

+ Cấp a: < 0,25 km/km2 - Địa hình hầu như khơng bị phân cắt, hầu như khơng có dịng chảy thường xun.

+ Cấp b: 0,25 - 1,25 m/km2 - Địa hình phân cắt ngang yếu, hầu hết thời gian trong năm khơng có dòng chảy mặt.

+ Cấp c: 1,25 - 2,0 km/km2 - Địa hình bị phân cắt ngang mức độ trung bình, có dòng chảy thường xuyên trong hầu hết thời gian trong năm.

+ Cấp d: > 2,0 km/km2 - Địa hình phân cắt ngang mạnh, ln có dịng chảy thường xuyên trong năm.

Từ các cách phân loại trên ta có thể nhận thấy khu vực Tây Bắc bao gồm các kiểu địa hình chính sau:

+ Núi cao tạo thành do những khối macma và đá phiến biến chất uốn nếp tác dụng xâm thực mạnh.

+ Núi trung bình hình thành trên đá phiến biến chất và trầm tích lục nguyên uốn nếp tác dụng xâm thực mạnh.

+ Núi thấp hình thành chủ yếu trên các trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực bào mòn.

+ Những sơn nguyên phức tạp chủ yếu là núi và cao nguyên đá vôi khối uốn nếp xen kẽ đá phiến, cát kết, kéo dài thành một dải hẹp.

+ Vùng trũng kiến tạo giữa núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi tây bắc việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)