mức độ sử dụng
4.8 Thảo luận kết quả phân tích
Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, nghiên cứu muốn đưa ra các thảo luận liên quan đến ý định sử dụng ứng dụng hoàn tiền ShopBack trong mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, để tìm hiểu rõ bản chất của các vấn đề để đưa ra các hàm ý quản trị trong chương 5.
Với mục tiêu nghiên cứu ban đầu xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng ShopBack và đánh giá mức tác động của từng yếu tố, nghiên cứu này đã đưa ra 2 yếu tố bên ngoài tác động đến nhận thức bên trong của người sử dụng từ tổng quan lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan. Hai yếu tố bên ngoài bao gồm: sự tin tưởng, chất lượng mua sắm điện tử và hai yếu tố bên trong của nghiên cứu là: nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng.
Sau quá trình tiến hành nghiên cứu, trao đổi thảo luận cùng chuyên gia, cuối cùng có 25 biến quan sát được sử dụng để đo lường 5 khái niệm. Có hơn 300 bảng câu hỏi được gửi đến sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, cuối cùng đã thu được 300 bảng câu hỏi hợp lệ, phù hợp để tiến hành phân tích.
Tiếp theo là quá trình nhập 300 bảng khảo sát vào SPSS và AMOS tác giả đã nghiên cứu và tiến hành đánh giá đặc điểm của mẫu khảo sát, phân tích thống kê mô tả các biến đo lường sau đó tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, phân tích phương sai ANOVA.
Xếp theo mức độ ảnh hưởng thì Chất lượng mua sắm điện tử có ảnh hưởng cao nhất đến Nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Xếp thứ 2 là yếu tố bên trong : Nhận thức tính hữu ích tác động trực tiếp đến ý định sử dụng ứng dụng của sinh viên và thấp nhất là sự tin tưởng tác động đến Nhận thức tính hữu ích cuả người sử dụng ứng dụng.
Từ kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết đối với các yếu tố nhận thức bên trong người dùng của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, cũng như các giả thuyết đã đưa ra đa phần đều phù hợp với thực tế.
4.9 Tóm tắt chương 4
Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, kết quả về độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA. Sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết được đưa ra.
Kết quả chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 2 yếu tố tác động đến nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng theo thứ tự giảm dần như sau: yếu tố tác
động mạnh nhất là yếu tố chất lượng mua sắm điện tử (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa của biến này tác động đến Nhận thức tính hữu íchlà 0,444, và tác động đến nhận thức tính dễ sử dụng là 0,331) tiếp theo là sự tin tưởng ( trọng số hồi quy đã chuẩn hóa của biến này tác động đến Nhận thức tính hữu íchbằng 0,138). Nhận thức tính hữu ích có tác động đến ý định sử dụng có trọng số hồi quy đã chuẩn hóa là 0,440, Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động đến ý định sử dụng có trọng số hồi quy đã chuẩn hóa là 0,170. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H4, H5 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.