CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Quy trình nghiên cứu
Đề tài tiến hành phát hiện DRP trên bệnh nhân thông qua khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân, sổ y bạ, phỏng vấn bệnh nhân và mối liên quan giữa năng lực, tự tin dùng thuốc, niềm tin về thuốc và các vấn đề liên quan đến thuốc trong hành vi dùng thuốc của bệnh nhân.
Đề tài tiến hành phỏng vấn bệnh nhân trên bộ công cụ đánh giá mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách SEAMS, niềm tin về thuốc, tự tin về thuốc của bệnh nhân.
Ưu điểm
Bộ công cụ đánh giá DRP được xây dựng từ nhiều nguồn tài liệu là những hướng dẫn điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc phổ biến trong chuyên ngành đái tháo đường. Bộ công cụ được xin ý kiến đồng thuận của các bác sĩ, sau đó áp dụng thử nghiệm để hoàn thiện cho phù hợp với nghiên cứu.
Các bộ công cụ đánh giá mức độ tự tin dùng thuốc, niềm tin về thuốc được xây dựng từ nhiều nguồn tài liệu, đã được thông qua và sử dụng phỏng vấn bệnh nhân trong các bệnh khác như tim mạch, mạch vành, huyết áp và trong bệnh đái tháo đường tại các nước trên thế giới. Các bộ công cụ đã được xin ý kiến góp ý, chỉnh sửa để phù hợp với bệnh nhân tại nước ta và được áp dụng thử nghiệm để hoàn thiện cho phù hợp với nghiên cứu.
Hạn chế
Trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân, do đặc điểm các nội dung trao đổi nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu nên một số bệnh nhân chưa thực sự hợp tác, một số câu trả lời chỉ mang tính chất tương đối.
Nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú, lưu lượng bệnh nhân lớn, nhưng hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân chưa cho phép khai thác nhanh chóng và đầy đủ các thông tin của bệnh nhân. Do đó, trên thực tế, nếu muốn tiến hành can thiệp DRP, quy trình phát hiện này chưa phù hợp.