Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp cơ quan quản lý thiết lập các mô hình Sandbox phù hợp thông qua thiết kế các tiêu chí xét duyệt tham gia. Theo ý kiến của doanh nghiệp, trong khi tiêu chí với trường hợp 1 đề cao tính mới và sáng tạo của sản phẩm, dịch vụ; trường hợp 2 lại cần chú trọng đến tính an toàn và các biện pháp quản lý rủi ro.
Xem xét dự thảo Nghị định về cơ chế Sandbox cho Fintech. Hai trong những tiêu chí xét duyệt là: Giải pháp Fintech sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam hoặc giải pháp fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao, góp phần đem lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
Giải pháp có tính khả thi và tính thương mại cao, có kế hoạch cung ứng ra thị trường cụ thể sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm.
Có lẽ dự thảo đang thiết kế cơ chế này cho các trường hợp thứ nhất. Một số doanh nghiệp lại cho rằng các yêu cầu về tính mới và sáng tạo là chưa phù hợp. Lý do là vì một số lĩnh vực thử nghiệm đã được nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp thực tế trên thị trường, với các giải pháp khá tương đồng
nhau, chẳng hạn như lĩnh vực cho vay ngang hàng hiện có khoảng 100 công ty71. Như vậy, có vẻ như
cơ chế Sandbox cho lĩnh vực này cần đồng thời đáp ứng được cả hai nhu cầu thử nghiệm nêu trên.
71 https://vietnamfinance.vn/co-hoi-hang-ngan-ty-dong-tu-thi-truong-cho-vay-ngang-hang-20180504224248213.htm.
i
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN THỬ NGHIỆM – TRƯỜNG HỢP CỦA GRAB