Hạt đậu nành được lựa chọn để loại bỏ những hạt hư hỏng không đạt tiêu chuẩn rồi đem rửa với nước sạch để loại bỏ tạp chất, bụi và một phần vi sinh vật bám trên bề mặt hạt. Hạt được ngâm bằng nước sạch ở nhiệt độ phòng rồi rửa lại với nước sạch để loại bỏ lượng nước chua trên bề mặt hạt tránh gây hư hỏng khi ủ mầm. Để ráo trước khi gieo giúp loại bỏ một phần nước bám trên bề mặt hạt tránh gây úng thối khi ủ mầm. Sau đó kiểm soát điều kiện nảy mầm để chất lượng nảy mầm tốt nhất.
Theo công bố của nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Thắng và Nguyễn Công Khẩn (2012), để thu được hàm lượng isoflavone dạng aglycone cao nhất thì thông số quy trình tối ưu như sau: nhiệt độ nước ngâm đạt 300C, thời gian ngâm 3 giờ, trong quá trình ủ nhiệt độ môi trường là 300C. Thời gian nảy mầm được tham khảo theo nghiên cứu của Joeng và cộng sự (2008) từ 0 - 48 giờ [49].
STT Tên loại đèn Nguồn gốc Mô tả
1 Bóng đèn Led
quang hợp
GIVASOLAR-
ZW0001 6W
(Led 1)
Công ty Năng Lượng Mặt Trời GIVASOLAR Địa chỉ: 569-571-573 Lê Trọng Tấn, P. Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú, Tp. HCM Bề mặt đèn được trang bị 3 đèn Led: gồm 2 đèn màu đỏ có λ từ 650-660nm (tốt cho việc ra hoa và sản xuất hạt giống), 1 đèn màu xanh có λ từ 460-470nm (tốt nhất để thúc đẩy cho thân và lá) 2 Đèn led quang hợp Asoen ASF- T8-RB-18W120 (Led 2) Công ty TNHH ASoen Toàn Cầu Địa chỉ: 110-112 Đường 3/2, P. 12, Q. 10, Tp. HCM
Đèn gồm 120 chip Led với led ánh sáng đỏ (λ từ 600- 680nm) và xanh dương (λ từ 430-450nm) xen kẽ.
25
Tham khảo từ nghiên cứu làm tăng hàm lượng và hoạt tính sinh học của isoflavone do Wang và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ 300C trong điều kiện bóng tối [47]. Đây cũng là nhiệt độ thích hợp để áp dụng vào thí nghiệm do sự phù hợp về điều kiện thời tiết cũng như thích hợp để kích thích sự nảy mầm của hạt.
2.2.1.1 Quy trình nảy mầm
Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu trên và qua nhiều lần thử nghiệm thực tế từ các quy trình và nhiều phương pháp thì chúng tôi đã chọn ra quy trình điều kiện nảy mầm theo công bố của nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Thắng và Nguyễn Công Khẩn (2012) để khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chiếu ánh sáng và thời gian nảy mầm đến hàm lượng isoflavone (Hình 2.2).
Hình 2.2 Quy trình nảy mầm đậu nành Đậu nành Rửa 2 Phân loại Rửa 1 Ngâm Để ráo Mầm đậu nành Nảy mầm
26
2.2.1.2 Thuyết minh quy trình
a.Phân loại
Mục đích: Lựa chọn những hạt đậu nành nguyên vẹn, to đều. Loại bỏ hoàn toàn những
hạt đậu nành kém chất lượng như: bị bể nứt, hư thối, lép, các loại sạn lẫn trong đậu nành.
Cách thực hiện:
Lựa chọn những hạt đậu nành đủ yêu cầu để nảy mầm.
b. Ngâm
Mục đích: Giúp hạt đậu nành hấp thụ nước đến một độ ẩm phù hợp, để thuận lợi cho
quá trình đậu nành được nảy mầm.
Cách thực hiện:
Đậu nành được đem đi rửa sạch, sau đó tiến hành cho nước vào ngâm.
Tỷ lệ đậu nành: nước ngâm là 1:3 (lượng nước này vừa đủ để đậu nành luôn được ngâm ngập trong nước). Thời gian ngâm là 3 giờ.
Đậu nành sau khi ngâm được đem đi rửa sạch, để ráo để chuẩn bị cho quá trình ủ.
Biến đổi: Quá trình chuyển các enzyme từ trạng thái “nghỉ” sang trạng thái hoạt động
giúp quá trình trao đổi chất trong phôi bắt đầu được kích hoạt, chuẩn bị cho quá trình nảy mầm.
c.Nảy mầm
Mục đích: Tạo môi trường với điều kiện phù hợp để đậu nành được nảy mầm
Cách thực hiện:
Rải đậu nành trên một rỗ nhựa có lót vải giữ ẩm thoáng khí. Ủ mầm đậu nành theo điều kiện pH, điều kiện chiếu sáng và thời gian nảy mầm cần khảo sát, độ ẩm là 90-
27
95%, ổn định duy trì nhiệt độ môi trường ủ nảy mầm ở 300C. Để duy trì độ ẩm cho nguyên liệu, tiến hành phun sương mỏng cứ 6 giờ/lần.
Biến đổi: Trong quá trình ủ, sự trao đổi chất sẽ diễn ra, mầm được sinh ra và phát
triển.
2.2.1.3 Các thông số kỹ thuật ban đầu
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật nảy mầm đậu nành ban đầu
Công đoạn Thông số
Đậu nành Mẫu: 100g
Ngâm Tỉ lệ đậu nành: nước ngâm = 1:3 Nhiệt độ nước ngâm: 300C Thời gian ngâm: 3 giờ Nảy mầm Độ ẩm môi trường: 300C
Thời gian nảy mầm: 36 giờ Độ ẩm: 90-95%
Thời gian cấp ẩm: 6 giờ/lần Ánh sáng: Bóng tối
28