Kết quả phân tích sinh hóa máu tỏi đen không ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ALT, AST, TG, TC trong máu của chuột sử dụng tỏi đen (69,36 ± 8,00 U/l, 125,02 ± 12,76 U/l, 0,92 ± 0,10 nmol/l và 2,69 ± 0,12 mmol/l). Các chỉ tiêu sinh hóa máu của chuột sử dụng tỏi đen trong 8 tuần không khác biệt so với nhóm đối chứng (p>0,05). Bên cạnh đó, phân tích mô học cho thấy các tế bào nhu mô của gan chuột cho uống dịch chiết tỏi đen có cấu trúc bình thƣờng, không có hiện tƣợng viêm hay tổn thƣơng. Từ đó, chúng ta có thể kết luận tỏi đen không gây độc tính cho gan chuột (Bảng 3.2 và Hình 3.8).
Ở nhóm chuột mô hình gây bệnh các chỉ tiêu sinh hóa máu nhƣ ALT và AST (148,78 ± 20,92 U/L và 263,92 ± 24,05 U/L) đều tăng cao so với nhóm đối chứng (68,90 ± 5,85 U/L và 129,06 ± 9,32 U/L, p< 0,05). Tổn thƣơng tế bào gan đƣợc đặc
trƣng bởi sự gia tăng alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST), cả hai enzyme liên quan đến việc chuyển các nhóm amin alanine và aspartate thành axit ketoglutaric (Kwo P.Y. và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, TG và TC là những thành phần lipid của máu đƣợc gan điều hòa, nên khi gan bị tổn thƣơng thì sự chuyển hóa các các chất trên bị rối loạn. Do đó, sự gia tăng nồng độ của TG và TC trong máu chuột mô hình bệnh cũng cho thấy sự tổn thƣơng gan (1,72 ± 0,14mmol/L và 3,62 ± 0,17 mmol/L). Kết quả của nghiên cứu này khá tƣơng đồng với kết quả của nghiên cứu của nhóm tác giả Mustafa H.N. và cộng sự (2013). Theo Mustafa H.N. và cộng sự, khi chuột đƣợc tiêm màng bụng TAA với liều 300 mg/kg, nồng độ ALT. AST, cholesterol toàn phần, triglyceride trong máu đều tăng so với nhóm đối chứng. Kết quả phân tích mô học lại khẳng định nhận định trên, với sự xâm nhiễm của các tế bào bạch cầu và sự thoái hóa của các tế bào nhu mô gan. Ở chuột cho uống TAA, cấu trúc tế bào gan thay đổi, xuất hiện các tế bào viêm và các tế bào thoái hóa tập trung xung quanh khoảng cửa, có hiện tƣợng xuất huyết, tĩnh mạch cửa bị phá vỡ, các tế bào lympho xâm nhập khoảng cửa, các tế bào viêm xâm nhập vào các xoang gan, khoảng xoang gan không rõ. Từ các kết quả trên, chúng tôi kết luận nhóm nghiên cứu đã tạo mô hình chuột tổn thƣơng gan thành công.
31
Ở lô chuột tổn thƣơng đƣợc điều trị bằng dịch chiết tỏi đen hoặc sylimarin, các thông số về sinh hóa (ALT, AST, TG và TC) đều trở lại mức bình thƣờng. Đồng thời, cấu trúc của các tế bào nhu mô gan đƣợc bảo vệ, không xuất hiện tình trạng viêm ở gan trong cả hai lô điều trị bằng sylimarin và tỏi đen. Từ đó, ta có thể kết luận dịch chiết tỏi đen có khả năng bảo vệ gan trên mô hình tổn thƣơng gan do thioacetamide (Bảng 3.2 và Hình 3.8).
Hình 3.8. Khả năng phục hồi tổn thƣơng gan. Nhóm chuột đối chứng (A), nhóm chuột sử dụng tỏi đen trong 8 tuần (B), nhóm chuột gây tổn thƣơng gan bằng thioacetamide (C), nhóm chuột gây tổn thƣơng bằng thioacetamide kết hợp điều trị bằng tỏi đen (D), nhóm chuột gây tổn thƣơng bằng thioacetamide kết hợp điều trị bằng silymarin (E).
A B C
32
Bảng 3.2. Kết quả các chỉ số sinh hóa và mỡ máu của các lô chuột thí nghiệm
Lô 1 (Nƣớc) Lô 2 (TĐ) Lô 3 (TAA)
Lô 4 (TAA + TĐ) Lô 5 (TAA + Sily) Triglyceride (mmol/l) 0,87 ± 0,10b 0,92 ± 0,10b 1,72 ± 0,14a 0,85 ± 0,08b 0,89 ± 0,11b Cholesterol toàn phần (mmol/l) 2,65 ± 0,11b 2,69 ± 0,12b 3,62 ± 0,17a 2,70 ± 0,11b 2,70 ± 0,10b ALT (U/L) 68,90 ± 5,85b 69,36 ± 8,00b 148,78 ± 20,92a 67,70 ± 6,54b 70,54 ± 1,78b AST (U/L) 129,06 ± 9,32a 125,02 ± 12,76a 263,92 ± 24,05b 120,66 ± 14,37a 129,04 ± 7,28a
33