Giai đoạn 1960 – 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo luật hình sự việt nam (Trang 31 - 33)

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển các tội phạm xâm phạm an ninh

1.2.2. Giai đoạn 1960 – 1975

Sau khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, hoạt động lập pháp cũng có nhiều biến chuyển lớn. Giai đoạn này, PLHS chủ yếu được thiết lập với mục đích để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, nghiêm trị các thành phần phản cách mạng, chống chính quyền. Mặt khác đây cũng được coi là những viên gạch nền tảng đầu tiên góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước ta thời kỳ này đã chú trọng hơn trong việc xây dựng các chế tài, các biện trừng trị các tội phạm xâm phạm ANQG và đạt được một số điểm tốt đáng chú ý như ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 [45]. Pháp lệnh được ban hành như một công cụ sắc bén của Nhà nước ta trong việc tăng cường chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, cũng như củng cố cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng đã thể hiện rõ nét đường lối của Đảng và Nhà Nước trong việc trấn áp tội phạm phản cách mạng. Bên cạnh đó, Pháp

lệnh cũng đã đưa ra khái niệm cụ thể về tội phản cách mạng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh:

Tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại quốc phòng, phá hoại sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà [45, tr.153].

Và đồng thời quy định các yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ dựa vào vai trò, vị trí của người phạm tội trong khi thực hiện tội phạm như một nguyên tắc cốt lõi khi truy cứu TNHS của loại tội phạm tại Điều 2 của Pháp lệnh:

Nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn thủ ác, bọn ngoan cố chống lại cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường và những kẻ thật thà hối cải; giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc tội [45, tr.153].

Đây được coi là thành quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và có kế thừa các quy định về tội phạm và hình phạt của tội phạm xâm phạm ANQG. Không những vậy, Pháp lệnh còn phân biệt riêng rẽ ra 15 tội trong đó 14 tội được coi là tội phản cách mạng và một tội liên quan đến tội phản cách mạng, bao gồm: tội phản quốc (Điều 3), tội âm mưu lật đổ chính quyền (Điều 4), tội gián điệp (Điều 5), tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 6), tội bạo loạn (Điều 7), tội hoạt động phỉ (Điều 8), tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra nước ngoài (Điều 9), tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, doạ giết người vì mục đích phản cách mạng (Điều 10), tội phá hoại (Điều 11), tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân (Điều 12), tội chống lại hoặc phá hoại việc thực hiện chính sách và pháp luật Nhà nước (Điều 13), tội phá rối trật tự an ninh (Điều 14), tội tuyên truyền phản

cách mạng (Điều 15), tội phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù (Điều 16) và tội che giấu phần từ phản cách mạng (Điều 17). Đây là bước phát triển lớn và có ý nghĩa, góp phần trừng trị một cách nghiêm minh hơn đối với những phần tử có hành vi chống phá cách mạng dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau, là cơ sở phân biệt giữa các hành vi phản cách mạng và cách hành vi khác, cũng như đưa pháp lý hình sự Việt Nam thời bấy giờ lên một tầm cao mới.

Ngoài sự thành công của Pháp lệnh trừng trị tội phản cách mạng thì trong giai đoạn này Nhà nước ta còn ban hành Nghị định 02/NĐ/75 ngày 13/3/1975 do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ban hành để trừng trị bọn nguỵ quân, nguỵ quyền, bảo vệ vùng giải phóng. Bên cạnh đó thì pháp luật hình sự thời kỳ này không chỉ quy định việc trừng trị các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia mà còn đưa ra các biện pháp nhằm giáo dục những phần tử cách mạng ngoan cố có hành động phương hại đến an ninh chung, nhưng xét không cần phải xử phạt nhằm biến chuyển tâm lí của họ và đưa họ quay trở lại hoà nhập với xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo luật hình sự việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)