Các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định tội danh đối với tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 44)

2.1. Dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội Vi phạm quy định trong hoạt

2.1.1. Các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội

phạm xâm hại [36, tr.78]. Dựa trên mức độ khái quát khác nhau, khoa học luật hình

sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm gồm: Khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.

Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Theo đó, khách thể trực tiếp của tội Vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính là các quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của hoạt động ngân hàng, hoạt

động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

So với quy định tại Điều 179 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), phạm vi khách thể của tội vi phạm quy định trong hoạt động của các TCTD tại Điều 206 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung) đã được mở rộng ra, bao gồm các quan hệ xã hội trong hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung chứ không chỉ là các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động cho vay của các TCTD. Các quan hệ xã hội này điều chỉnh bằng một số văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật các tổ chức tín dụng 2010, đây là văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể TCTD, cũng như tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay các tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

- Thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 2 năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 06/2016/TT – NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 27 tháng 05 năm 2016 (Sau đây gọi tắt là Thông tư 36);

- Thông tư số 39/2016/TT – NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Sau đây gọi tắt là Thông tư 39);…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định tội danh đối với tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)