Liên quan đến hiệu quả thực thi của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của liên hợp quốc (Trang 82 - 83)

3.1. Những kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc trừng phạt bằng vũ lực của

3.1.2. Liên quan đến hiệu quả thực thi của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Thứ nhất, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên với nhau và với Liên hợp quốc trong quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Cụ thể, các nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ về quá trình triển khai các biện pháp trừng phạt, sự thay đổi của hệ thống pháp luật quốc gia nhằm mục đích thi hành các biện pháp trừng phạt cũng như những ảnh hưởng bắt nguồn từ việc thi hành các biện pháp này.

Thứ hai, Hội đồng bảo an nên căn cứ trên các đề xuất của Tổng thư kí, ủy ban trừng phạt và các cơ quan khác của Liên hợp quốc có liên quan, phù hợp với hiến chương để có thể kịp thời đưa ra những quyết định và hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc thực hiện các biện pháp trừng phạt, đặc biệt trong đó nên xác định một cách rõ ràng, chi tiết các mục tiêu, đối tượng và các miễn trừ áp dụng lệnh trừng phạt.

Thứ ba, Hội đồng bảo an nên giám sát chặt chẽ hơn quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt qua đó có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt phải quan tâm tới những nhu cầu về nhân đạo của các nhóm dân cư bị ảnh hưởng và việc thực thi các quyền kinh tế, văn hóa, xã hộivà những nhu cầu pháp lý của các quốc gia láng giềng,…

Thứ tƣ, cần không ngừng nâng cao vai trò quan trọng của các ủy ban trừng phạt trong việc: (a) đánh giá các mục tiêu của Hội đồng bảo an trước khi ban hành những biện pháp trừng phạt và những ảnh hưởng tiềm tàng của nó lên quốc gia mục tiêu và những quốc gia thứ ba; (b) giám sát việc áp dụng những biện pháp trừng phạt; (c) đánh giá những ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt nhằm giúp Hội đồng bảo an có khả năng điều chỉnh nhằm tăng cường những ảnh hưởng về chính trị của chúng và hạn chế những tác dụng phụ; (d) đảm bảo chắc chắn việc viện trợ nhân đạo tới những nhóm dễ bị tổn thương; Bên cạnh đó, các ủy ban trừng phạt nên có những cách thức hợp lý nhất để sử dụng các giám định và đáng giá đặc biệt của các tổ chức nhân đạo và những cơ quan của các tổ chức phi chính phủ về nhân đạo (NGOs). Sự hợp tác này nên được tăng cường nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện nhất cho quá trình thực thi các chương trình nhân đạo trong các quốc gia mục tiêu.

Thứ năm, cần duy trì và nâng cao chất lượng của các cuộc họp định kì báo cáo tiến độ thực hiện, cũng như đánh giá các ảnh hưởng nhân đạo của biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Các nguồn thông tin được sử dụng tại đây phải đảm bảo độ tin cậy và hợp pháp. Cần thiết phải có những quy định cụ thể về các cuộc viếng thăm thường xuyên của Chủ tịch ủy ban trừng phạt, các tổ chức quốc tế phi chính phủ và các tổ chức khác tới những quốc gia mục tiêu nhằm thu thập tất cả những thông tin cần thiết về sự ảnh hưởng và việc thực thi các biện pháp trừng phạt,…

Thứ sáu, cần không ngừng cải thiện tính minh bạch trong công việc của Hội đồng bảo an và các ủy ban trừng phạt.

Thứ bảy, cần tiếp tục xây dựng những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả, khách quan, độc lập trong họat động giám sát của các nhóm chuyên qia đối với việc thi hành các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của liên hợp quốc (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)