Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 2006 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách pháp luật về phân luồng giáo dục nghề nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 62)

Cơ chế phân luồng GDNN chịu nhiều sự tác động của KH-CN và phát triển kinh tế - xã hội. Theo từng giai đoạn phát triển khác nhau nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi. Kinh nghiệm ở một số quốc gia là họ quan tâm nhiều đến hệ thống giáo dục có thể liên thông ngang nhằm mục đích giúp người lao động có thể đổi nghề mà không phải học lại những điều đã học. Còn liên thông dọc chủ yếu chỉ giải quyết cho những người lao động có nhu cầu, có năng lực và đủ điều kiện đi học để nâng cao trình độ theo yêu cầu của một số lĩnh vực sản xuất mà cơ cấu lao động về trình độ phải thay đổi dưới tác động của khoa học công nghệ.

Liên thông đa chiều trong hệ thống giáo dục quốc dân là sự hỗ trợ đắc lực cho phân luồng; Liên thông giúp việc kết nối giữa các trình độ và chương trình đào tạo trở nên thuận lợi cho người học; Chính sách liên thông là một trọng tâm của chính sách phát triển giáo dục khi xã hội chuyển dần từ sản xuất công nghiệp dây chuyền sang kinh tế tri thức, tạo điều kiện cho người lao động chủ động nâng cao trình độ và năng lực của mình, thích nghi tốt nhất với các thay đổi của sản xuất và thị trường lao động. Phân luồng và liên thông giữa các trình độ đào tạo là những giải pháp quan trọng để phát triển nhân lực

của mỗi quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Nếu không thực hiện một cách nhất quán hai chủ trương này thì chúng cản trở nhau, thậm chí còn làm tổn hại đến nhau. Khi không thống nhất được bậc trình độ đào tạo thì luồng liên thông cũng sẽ bị cản trở bởi sự không tương thích trong chương trình đào tạo.

Cũng có thể phân chia hệ thống GDQD theo cách : Giáo dục cơ bản; Giáo dục phổ cập; Giáo dục bắt buộc; Giáo dục suốt đời; Giáo dục người lớn; Giáo dục trước tuổi đến trường; Giáo dục thường xuyên; Giáo dục chính quy; Giáo dục phi chính quy, giáo dục không chính quy. Hệ thống GDQD phải là một chỉnh thể; đảm bảo tính liên thông trong các hình thức đào tạo; là một hệ thống gồm nhiều thang bậc trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) phải được thiết kế đồng bộ để đón nhận học sinh từ kết quả phân luồng. Bởi vậy các hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân (giáo dục phổ thông, GDNN, giáo dục đại học) phải thống nhất, không chia cắt và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc thực hiện phân luồng.

Chính vì vậy, khi Luật GDNN ra đời đã thống nhất các bậc trình độ TC- TCN; CĐ - CĐN và kiến thiết hệ thống GDNN hợp nhất có thể liên thông dọc và liên thông ngang trong cùng một hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách pháp luật về phân luồng giáo dục nghề nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)