Triển khai quy định của pháp luật tới hợp đồng tƣ vấn pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 38 - 42)

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8/1945), Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể Luật sư. Sắc lệnh quy định việc duy trì tổ chức Luật sư trong đó đã có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về Luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hồ. Được ghi nhận tại Điều 67 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946. Chú trọng đến quyền nhờ người bào chữa hoặc tự bào chữa của các bị can, bị cáo.

Pháp lệnh tổ chức Luật sư đầu tiên được ban hành ngày 18/12/1987, quy định tiêu chuẩn để được công nhận là Luật sư, lĩnh vực giúp đỡ pháp luật của Luật sư ngoài việc tham gia tố tụng, còn được mở rộng hoạt động nghề nghiệp sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác “Làm tư vấn pháp lý cho

các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài” [39, Điều 13, Khoản 2].

Năm 2001, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ban hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp lệnh, đội ngũ Luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các

văn phòng Luật sư, các cơng ty luật hợp danh (tính đến ngày 31.5.2005 có 1.883 Luật sư và 1.535 Luật sư tập sự, đến hết tháng 6 năm 2008 tăng lên gần 4.200 Luật sư và 2.000 người tập sự hành nghề Luật sư). Hoạt động tư vấn pháp lý của Luật sư [40, điểm d Điều 14] “Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu

của cá nhân, tổ chức” cũng đã có bước phát triển đáng kể, nâng cao về chất lượng

dịch vụ. Tổ chức hành nghề Luật sư được ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý [40, Điều 25], được thỏa thuận việc nhận thù lao [40, từ điều 27 đến điều 31].

Ngày 29/6/2006, Luật Luật sư được Quốc hội thơng qua, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007 thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001 (quy định công chức không được hành nghề Luật sư, Luật sư được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động).

Tư vấn pháp lý là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư trong thời kỳ Việt Nam hội nhập quốc tế. Các Luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn (Hợp đồng có thu phí) trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, lĩnh vực pháp luật dân sự về đất đai, hơn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sơi động nhất.

Với điều kiện hội nhập quốc tế trên quy mơ tồn cầu hố, các Luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như đầu tư nước ngồi, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hố có yếu tố nước ngồi ...

Bên cạnh Hợp đồng tư vấn pháp lý (có thu phí) trên, các Luật sư cịn tích cực tự nguyện tham gia thực hiện Hợp đồng tư vấn pháp luật (miễn phí) hàng chục nghìn vụ việc cho người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng được hưởng TGPL khác, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Luật sư góp phần bảo đảm sự cơng bằng cho các đối tượng được hưởng TGPL.

Năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (tổ chức xã hội - nghề nghiệp) ra đời, Luật sư Việt Nam có mái nhà chung, là nơi tập hợp đồn kết đội ngũ Luật sư góp phần vào việc bảo vệ cơng lý, bảo vệ pháp chế, thực hiện cải cách tư pháp, xây

dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh - ổn định chính trị.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam thành lập Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành nghề cho các Luật sư. Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt Nam góp phần khơng nhỏ vào việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho người yếu thế trong cả nước, hoạt động theo quy tắc 4, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã khẳng định:

TGPL miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện TGPL miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao [23].

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2013. Việc thực hiện TGPL miễn phí là Nghĩa vụ TGPL của Luật sư đã được cụ thể hóa theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21. Quy định mới của luật về việc Luật sư có nghĩa vụ TGPL sẽ hỗ trợ tích cực cho nhà nước trong cơng tác TGPL. Thơng qua những kết quả, hoạt động TGPL sẽ góp phần làm cho cơng tác này ngày càng có hiệu quả, thiết thực và ý nghĩa hơn.

Quyết định số 93/QĐ-BTV ngày 09/10/2014 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã Quy định thực hiện nghĩa vụ TGPL của Luật sư. (Luật sư cung cấp hợp đồng dịch tư vấn pháp lý miễn phí bằng bổn phận nghề nghiệp). Những Luật sư không tuân thủ, chấp hành Quy định này sẽ bị xử luật vi phạm, Luật sư vi phạm nghĩa vụ TGPL có hình thức xử lý như:

1. Luật sư có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

2. Luật sư có hành vi vi phạm nhưng tính chất, mức độ vi phạm khơng đáng kể thì Ban Chủ nhiệm Đồn luật sư có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở bằng văn bản hoặc bằng những biện pháp phù hợp khác mà không nhất thiết phải xem xét xử lý kỷ luật. [24. Điều 11] Theo thơng cáo báo chí đại hội đại biểu Luật sư tồn quốc lần thứ II từ ngày 17-18-19-20/4/2015 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, số liệu báo cáo của các Đoàn Luật sư, số lượng Luật sư Việt Nam tính đến ngày 17/4/2015 là 9.890 Luật sư, hơn 3.500 người tập sự hành nghề Luật sư thuộc 63 Đoàn Luật sư trên cả nước. Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát triển đội ngũ Luật sư với phương châm “Đồn kết - Kỷ cương - Trí tuệ - Bảo vệ công luật” đã được Đại hội Đại biểu Luật sư tồn quốc lần II biểu quyết thơng qua về chủ đề Đại hội. Từ tháng 5/2009 đến nay, số lượng vụ việc Luật sư tham gia 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 37.827 vụ việc TGPL miễn phí ... Trong những năm gần đây đội ngũ Luật sư đã đảm nhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu (Luật sư tham gia vào các vụ án chỉ định theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng mỗi năm trung bình từ 7.000 đến 8.000 vụ án hình sự).

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)