- Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực
1.2.3. Người xúi giục
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985, chúng tôi thấy rằng khái niệm người xúi giục đã đề cập đến với các tên gọi: người xúi giục, người gây việc.
BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như BLHS năm 1999 tại khoản 2 Điều 20 quy định: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm".
Xúi giục được hiểu là hành vi tác động đến tư tưởng người khác, làm xuất hiện ý định phạm tội và thúc đẩy việc thực hiện ý định đó. Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm được thể hiện rất đa dạng thông qua các hành vi như: kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa, mua chuộc v.v… Nhưng khái quát lại thì hành vi xúi giục được thể hiện qua hai phương thức thực hiện là phương thức thuyết phục và phương thức bắt buộc.
Phương thức thuyết phục tức là dùng lý lẽ, vật chất để người khác tin theo mà thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Vì có mâu thuẫn với C nên Q đã xúi giục K gây thương tích cho C để cảnh cáo C, Q hứa hẹn sẽ cho K tiền.
Phương thức bắt buộc tức là buộc người khác phải thực hiện tội phạm như đe dọa, cưỡng ép.
Ví dụ: Ơng P và bà B từng có quan hệ tình cảm, vì vậy ơng P u cầu bà B phải cung cấp tài liệu bí mật của cơ quan bà B cho ông ta, nếu không P sẽ cơng bố hình ảnh quan hệ tình cảm giữa hai người.
Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm vào con người cụ thể để thực hiện những tội phạm cụ thể nhất định. Có thể xúi giục một người hoặc một số người nhưng phải là những con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt
độ tuổi luật định. Trường hợp người bị xúi giục không đủ điều kiện của chủ thể thì phải xác định người xúi giục là người thực hiện tội phạm hoặc là người thực hành nếu có đồng phạm xảy ra.
Trong lý luận luật hình sự có hành vi xúi giục người này để người đó xúi giục người khác nữa thực hiện tội phạm được gọi là "xúi giục bắc cầu" [48, tr. 99].
Ví dụ: Sau khi tù về nhà biết vợ mình là bà B có quan hệ tình cảm với ơng P. Tên N không cho bà B tiếp tục quan hệ với ông P. Bà B cho N biết bà đang bị ông P đe dọa nếu khơng tiếp tục quan hệ thì sẽ địi tiền chi phí trong thời gian quan hệ với bà B và sẽ cơng bố hình ảnh quan hệ tình cảm của hai người. Biết vậy, N rất bực tức. Sau đó, bà B cho N biết có gửi ơng P giữ hộ 4 quyển sổ tiết kiệm, nay địi lại ơng P khơng chịu trả. Nghe vậy N càng bực tức và nảy ý định đánh ơng P để địi lại sổ tiết kiệm. N đã nói ý định này với cháu là Giang Ngọc L, nhờ L tìm cách giúp và L đồng ý. Sau đó, L gặp Nguyễn Tiến C và nhờ C đánh ông P, C nhận lời. Sau đó, C gặp T và đi tìm đánh ơng P. Thấy ơng P bị đánh nhưng vẫn bình thường nên L tiếp tục nhờ C đánh ông P, C nhờ Đào Ngọc M chở ra chợ giời để đánh ông P, M nhận lời. M đèo C ép xe làm ông P ngã ra đường. C xuống xe dùng vỏ chai rượu đập liên tiếp 4 nhát vào trán và thái dương bên phải ông P làm ông P chết.
Trong vụ án này, người xúi giục C đánh ông P là L, L là người làm nảy sinh ý định phạm tội của C nhưng người làm nảy sinh ý định phạm tội ở L là N. Vì vậy, hành vi của N có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội xảy ra. Đây là trường hợp xúi giục bắc cầu. Cả N, L đều phạm tội cố ý gây thương tích với vai trị người xúi giục.
Hành vi xúi giục sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau phụ thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục cũng như mối quan hệ giữa họ với nhau.
Xét về mặt chủ quan, sự cố ý của người xúi giục được thể hiện ở những đặc điểm sau đây: Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi tác động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà người bị xúi giục sẽ thực hiện; thấy trước được hậu quả của tội phạm chung, mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả xảy ra.
Điều này có nghĩa là hành vi xúi giục có thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc với lỗi cố ý gián tiếp.
So sánh hành vi của người xúi giục với người thực hành và người tổ chức chúng ta thấy, với người thực hành ở cả hai dạng, nếu người thực hành tự mình thực hiện hành vi khách quan được mơ tả trong CTTP thì người xúi giục khơng tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Đối với dạng người thực hành thực hiện tội phạm bằng cách sử dụng người khác, người xúi giục khác ở chỗ người bị xúi giục có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS xét về mặt lý thuyết, còn trên thực tế có thể có trường hợp người xúi giục đồng thời giữ vai trò là người thực hành. Mặt khác, hành vi xúi giục chỉ có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội, cịn hành vi thực hành có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội. So sánh với hành vi của người tổ chức, chúng ta thấy trong hành vi của người tổ chức thường có dấu hiệu thuộc nội hàm của khái niệm người xúi giục như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia băng, nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm nhưng người xúi giục khơng có đặc điểm đứng trên điều khiển những người đồng phạm khác như người tổ chức.
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, thực tế xảy ra một số trường hợp có hành vi xúi giục, nhưng lại không thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm.
Ví dụ: Do thù ghét B, A đã xui B vào nhà ông D trộm cắp xe máy nhưng A đã báo trước cho ông D biết sự việc trên. Ơng D đã phục kích và bắt được quả tang khi hai tên B, C lẻn vào nhà mình trộm cắp.
Qua ví dụ này chúng ta thấy, A mặc dù có hành vi xúi giục người khác phạm tội, nhưng lại không phải là người đồng phạm với B, bởi vì A khơng cùng ý chí, khơng mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra.
Bên cạnh đó, BLHS năm 1999 đã quy định hành vi xúi giục CTTP độc lập như: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200), tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297), tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối (Điều 309), v.v…
Như vậy, theo chúng tơi, có thể đưa ra khái niệm về người xúi giục trong đồng phạm như sau: Người xúi giục là người đồng phạm đã kích động, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng thủ đoạn khác thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.