Sự cần thiết về pháp luật điều chỉnh quanhệ bao thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay 07 (Trang 33)

6. Bố cục của đề tài

1.2. Sự cần thiết và nhận diện mô hình pháp luật điều chỉnh quanhệ bao

1.2.1. Sự cần thiết về pháp luật điều chỉnh quanhệ bao thanh toán

Ngoài những lợi ích nhiều mặt của BTT, hoạt động này cũng tồn tại những mặt trái đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Bởi lẽ, đây là hình thức thanh toán không cần sử dụng đến hối phiếu hay L/C, hai bên mua và bán chỉ cần bàn bạc ký kết hợp đồng với nhau với điều khoản thanh toán thông qua tổ chức BTT hoặc NH với nghiệp vụ BTT. Bất kỳ một nghiệp vụ nào cũng có rủi ro của nó, BTT cũng thế nó cũng có những rủi ro tác nghiệp. Rủi ro trong nghiệp vụ này cho khách hàng chúng ta có thể nhận thấy được từ các bên như sau:

Trong hình thức tài trợ BTT này khách hàng có thể là người mua, người NK hoặc người bán, người XK. Vì thế rủi ro khách hàng là rủi ro phát sinh từ phía người mua và người bán.

Trong nghiệp vụ BTT miễn truy đòi, người bán (nhà XK) hầu như không chịu rủi ro phát sinh vì đã bán toàn bộ khoản nợ cho NH. Trong nghiệp vụ BTT có truy đòi thì bên XK vẫn còn chịu trách nhiệm hay chịu rủi ro từ phía nhà NK. Khi nhà NK mất khả năng thanh toán, bên XK có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã ứng trước cho tổ chức BTT.

Đối với người mua sẽ chịu rủi ro từ phía người bán gây ra chẳng hạn như hàng hoá giao không đúng chất lượng, không đúng quy cách.

Trong nghiệp vụ BTT, NH là người chịu hoàn toàn rủi ro do đã mua lại các KPT từ người bán. Những rủi ro NH thường gặp có thể kể đến như sau:

toàn bộ những rủi ro cho NH. Trong trường hợp NH chấp nhận BTT có quyền truy đòi người bán, NH phải nắm vững thông tin về phía người bán như tình hình tài chính, khả năng thu hồi khoản tài trợ. Nếu một doanh nghiệp không đủ khả năng đảm bảo cho khoản tài trợ, rủi ro về phía NH sẽ rất lớn. Bởi vì, nếu NH không thu hồi được nợ từ người mua thì cũng sẽ khó khăn trong việc truy đòi người bán. Do đó, khi thực hiện BTT đối với người bán thì NH cần phải thẩm định người bán về tình hình tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về hàng hoá được giao dịch hay nói cách khác là thẩm định KPT.

Rủi ro cao nhất có thể xảy ra khi NH cung cấp dịch vụ BTT khi có rủi ro phát sinh từ người mua, bởi vì trách nhiệm trả nợ thuộc về người mua. Nếu đánh giá không đúng chất lượng KPT, có thể NH sẽ không thu hồi được nợ và chịu toàn bộ rủi ro cho khoản BTT. Vì thế, việc thẩm định người mua (nhà NK) là một việc làm cần thiết và đặc biệt được NH quan tâm. Khi NH quyết định BTT cho một KPT, NH tiến hành thẩm định khách hàng về khả năng thanh toán KPT khi đến hạn của người mua. Cụ thể là thẩm định chất lượng người mua như thẩm định về tình hình tài chính của DN, uy tín, quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Bởi vì, chất lượng người mua thấp sẽ gây ra khó khăn cho việc thu hồi các KPT.

Bên cạnh đó, tổ chức BTT cũng cần thẩm định khả năng thu hồi của KPT. Bởi vì, đây chính là yếu tố quyết định việc thu hồi nợ khi đến hạn. Chất lượng KPT có thể bao gồm các yếu tố sau: hàng hoá giao dịch có được thị trường chấp nhận hay không? Và thị trường tiêu thụ của DN ra sao? Thời gian thu hồi nợ dài hay ngắn? Thời gian thu hồi nợ quá dài cũng sẽ gây khó khăn cho đơn vị BTT thu hồi nợ.

do chủ quan của nhà XK như chủ trương quản lý ngoại tệ, chính sách phong toả kinh tế của chính phủ. Vì những lý do này nhà NK không thể thanh toán được hoặc không thể nhập hàng được. Để khắc phục rủi ro này, tổ chức BTT đòi hỏi nhà XK phải có bảo hiểm và để lại từ 10% đến 30% giá trị khoản BTT vào tài khoản khống chế. Đây là cơ sở an toàn cho nghiệp vụ BTT của tổ chức BTT.

BTT quốc tế thông thường được thực hiện giữa hai quốc gia khác nhau. Do đó, việc thẩm định khách hàng là người mua ở quốc gia khác là rất khó khăn cho đơn vị BTT. Vì thế, rủi ro mà NH gánh chịu từ nghiệp vụ này rất cao. Để khắc phục khó khăn này tổ chức BTT trong nước phải thông qua một tổ chức BTT ở quốc gia người NK để tiến hành thẩm định. Các ĐVBTT vì vậy cần liên kết với nhau thành tổ chức FCI.

ĐVBTT có thể gặp khó khăn về tính thanh khoản khi luồng tiền ra và luồng tiền vào của đơn vị không tương xứng, cả về lượng và thời gian. Khi đó ĐVBTT sẽ không thể ứng trước cho người bán cho đến khi thu được nợ.

Khi ứng trước cho người bán hoặc khi thu nợ từ người mua bằng ngoại tệ, lợi nhuận của ĐVBTT có thể bị ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái thay đổi.

Chính sự tồn tại nhiều rủi ro trong hoạt động BTT, một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và là hình thức cung ứng dịch vụ tài chính trong nền kinh tế nên sự can thiệp của nhà nước thông qua công cụ pháp luật đối với hoạt động này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính – tín dụng, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

1.2.2. Nhận diện mô hình hoạt động bao thanh toán ở một số nƣớc trên thế giới và khái niệm pháp luật bao thanh toán

Để tồn tại và phát triển, phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, do đó nghiều công ty BTT của Mỹ cung cấp tất cả các dịch vụ bao gồm:

BTT, bảo đảm tín dụng, kế toán các khoản phải thu, dịch vụ nhờ thu, tài trợ trên cơ sở các khoản phải thu và kho thành phẩm, khách hàng chọn lọc, quản lý các khoản phải thu, bán buôn các khoản phải thu, bao thanh toán xuất nhập khẩu, bảo đảm vốn lưu động xuất khẩu, tài trợ các đơn mua hàng, L/C.

Ở Pháp, các công ty BTT trực thuộc ngân hàng có lợi thế hơn trên thị trường. Các công ty trực thuộc tập đoàn ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài cũng đang dần dần chiếm lĩnh thị phần. BTT ở Pháp chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn và các công ty vừa và nhỏ trong kinh doanh với các nước Châu Âu khác. Trước đây BTT tập trung chủ yếu vào các công ty có nhân công từ 50 đến 200 người, nhưng bây giờ đã mở rộng áp dụng cho tất cả các phân đoạn khác của thị trường. Các công ty vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu, đặc biệt là BTT trong nước và những công ty có khối lượng xuất khẩu lớn.

Sự thành công của nghiệp vụ BTT ở Italy nhờ vào nỗ lực của các công ty BTT trong việc làm hài lòng khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ của mình (thân mật hơn, giảm thủ tục, thực hiện qua mạng,…). Họ chú ý đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại và đạt tốc độ tăng quy mô của BTT trên toàn quốc là đáng kể. Có ba nhóm công ty BTT trên thị trường Italy: nhóm ngân hàng (banking), nhóm công nghiệp (captive), nhóm độc lập (independent). Nhóm công nghiệp được hình thành bởi những tập đoàn công nghiệp lớn, hoạt động BTT với các nhà cung cấp và chính các tập đoàn đã hình thành nên nó. Luật pháp ủng hộ họ, cho phép khách hàng ngăn cản các nhà cung cấp ký hợp đồng BTT với các đơn vị BTT không thuộc tập đoàn của mình. Tuy nhiên BTT của ngành ngân hàng vẫn hiệu quả hơn: do nguồn vốn dồi dào, mạng lưới phân phối, sản phẩm

Hoạt động BTT tại Nhật Bản được cung cấp bởi các công ty chuyên ngành ngân hàng, hoạt động theo luật ngân hàng. Qua những cuộc sáp nhập mới đây của các Ngân hàng lớn ở Nhật Bản, các công ty BTT cũng được tác cơ cấu lại và trở nên tập trung hơn. Mỹ là thị trường BTT lớn nhất của Nhật Bản, còn ở châu Á là Hàn Quốc và Đài Loan. Ở Nhật Bản đang có sự chuyển dần từ các phương thức thanh toán truyền thống như L/C, D/A, D/P sang BTT. Hiệp hội BTT Nhật Bản mới chỉ giới hạn ở chỗ trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chứ chưa thực sự phát huy vai trò của nó.

Ở Hồng Kong, BTT thường được coi là phương thức tài trợ cuối cùng. Tuy nhiên BTT cũng đang dần dần được coi là một dịch vụ ngân hàng bình thường vì có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Khách hàng của BTT ở HongKong là các ngành điện tử, đồ chơi, sản phẩm viễn thông liên lạc, máy tính, thực phẩm, in và giấy, điện lực, giao nhận vận tải và tư vấn. Các loại BTT được cung cấp là: BTT trong nước miễn hoặc có truy đòi, chiết khấu hóa đơn, BTT kín, BTT xuất nhập khẩu và BTT giáp lưng.

Đạo luật về BTT các khoản nợ theo hóa đơn thương mại và công nghiệp của Ấn Độ được ban hành, quy định quyền của đơn vị BTT là người được chuyển nhượng khoản nợ và được pháp luật bảo vệ. Các ngành phụ tùng ô tô, hóa chất giấy và bao bì, dệt may, thương mại, phần cứng máy tính, điện, điện tử,...là khách hàng sử dụng BTT. Những lý do khiến BTT Ấn Độ chưa phát triển mạnh là: đơn vị BTT chưa tiếp cận được với bảo hiểm tín dụng để dựa vào đó cung cấp BTT miễn truy đòi cho khách hàng; khuôn khổ luật Ấn Độ chưa buộc được người mua phải thanh toán tiền hàng cho công ty BTT (chứ không phải cho người bán); các ngân hàng có thái độ coi các đơn vị BTT là đối thủ cạnh tranh của họ; các đơn vị BTT phải vay vốn của ngân hàng để tài trợ nên chi phí BTT cao hơn các chi phí dịch vụ ngân hàng khác.

Từ đó, nhận diện BTT là một hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nên có thể xác định những nét cơ bản của mô hình pháp luật điều chỉnh quan hệ BTT trên những mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, quan hệ BTT giữa tổ chức tín dụng với khách hàng là bên mua, bên bán là quan hệ tư. Do đó, nền tảng pháp luật điều chỉnh quan hệ này là pháp luật tư, trong đó Bộ Luật Dân sự (ở một số nước là Bộ luật Dân sự - Thương mại hay Bộ luật Thương mại) đóng vai trò quan trọng nhất.

Thứ hai, là hoạt động cấp tín dụng nên hoạt động BTT của tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành là pháp luật ngân hàng.

Thứ ba, trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới các quan hệ thanh toán, bao thanh toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia. Pháp luật về BTT là bộ phận pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội gắn với các tác nghiệp kinh tế - tài chính. Do đó, pháp luật của quốc gia bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng lớn của các điều ước, tập quán và thông lệ quốc tế về BTT.

Tóm lại, từ bản chất của quan hệ bao thanh toán và cơ cấu chủ thể có thể biểu đạt khái niệm về pháp luật bao thanh toán như sau:

Pháp luật bao thanh toán là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng.

Trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây tại nhiều quốc gia trên thế giới, các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ngày một đa dạng và phát triển mạnh mẽ, các quốc gia có những đặc điểm

tại các nước cũng có những đặc điểm riêng biệt. Không phải quốc gia nào cũng áp dụng một cách đầy đủ và chính thống các nghiệp vụ bao thanh toán. Ở Châu Âu, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và mức độ uy tín của các doanh nghiệp được đảm bảo, việc áp dụng dịch vụ bao thanh toán được mở rộng với điều kiện dễ dàng. Còn ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ nghiệp vụ này chưa được áp dụng đầy đủ, thường hạn chế ở một số ngành hàng và một số đối tượng khách hàng nhất định hoặc cho quyền truy đòi người bán trong trường hợp người mua không trả nợ cho đơn vị bao thanh toán. Đối với thị trường Việt Nam, nơi mà có mức độ rủi ro thị trường còn cao, thì pháp luật có vai trò quan trọng nhất vì nó hạn chế rủi ro có thể xảy đến cho tất cả các bên tham gia nghiệp vụ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Với quá trình phát triển lâu dài với những lợi ích ưu việt, nghiệp vụ bao thanh tóan trở thành một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích tất yếu phải phát triển dịch vụ bao thanh toán nên việc tìm hiểu những khái niệm, các loại hình nhiệp vụ bao thanh toán, quy trình thực hiện, các lợi ích của nghiệp vụ mang lại cũng như những rủi ro, hạn chế của nhiệp vụ bao thanh toán,…là cơ sở giúp cho các tổ chức bao thanh toán có thể xây dựng quy trình, thủ tục áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia.

2. Pháp luật về bao thanh toán là một bộ phận của pháp luật tư, quy định các tác nghiệp mang tính kỹ thuật kinh tế rất cao. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện bộ phận pháp luật này cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VỀ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI

VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam tín dụng ở Việt Nam

2.1.1. Cơ sở pháp lý, các nguyên tắc, phân loại và phƣơng thức bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam

2.1.1.1. Cơ sở pháp lý

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính. Trong phạm vi chương này chỉ đề cập đến hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Theo định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng nên sản phẩm này chịu sự chi phối bởi Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành và các quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước.

Một số văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện và điều chỉnh nghiệp vụ bao thanh toán hiện nay như:

1/. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

2/. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.

3/. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

4/. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

5/. Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng.

6/. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay 07 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)