Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt ở việt nam (Trang 129 - 134)

hoạt ở Việt Nam

3.3.1. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Để triển công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực mang lại hiệu quả cao thì trƣớc hết phải có hệ thống tổ chức đào tạo hợp lý, có cơ chế hoạt động rõ ràng và có đội ngũ làm công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ năng lực đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của công tác đào tạo, bổi dƣỡng cán bộ, công chức trong tình hình mới. Do vâ ̣y nhà nƣớc c ần ban hành các quyết định, quy chế đối với việc lƣ̣a chọn, cử cán bộ, công chức đi học, viê ̣c ho ̣c áp du ̣ng cho từng đối tƣợng, loại hình đào tạo. Công chức ngành môi trƣờng là một lực lƣợng, nhân lực lao động không nhỏ, đa lĩnh vực về nghề nghiệp, trình độ, kinh nghiệm, địa bàn công tác và yêu cầu công tác. Để đào

tạo, bổi dƣỡng có chất lƣợng cần phải lựa chọn hình thức và phƣơng pháp đào tạo, bổi dƣỡng thích hợp. Mỗi hình thức đào tạo, bổi dƣỡng có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định, cần thống nhất quan điểm đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dƣỡng. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức tổ chức một cách cụ thể cho từng khóa học không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời tổ chức lớp học, mà phải xem xét đầy đủ các yếu tố khác liên quan đến khóa học. Đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng mang tính quyết định chất lƣợng đào tạo, bổi dƣỡng. Do đó, việc xây dựng đội ngũ giảng viên phải đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mới trong công tác đào tạo, bổi dƣỡng. Giảng viên đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phƣơng pháp sƣ phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiện nay, một bộ phận công chức do yêu cầu của công việc hoặc nhu cầu cá nhân đã tự nguyện tham gia các khóa đào tạo, bổi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nhƣ: học văn bằng hai, học cao học, nghiên cứu sinh. Hầu hết, nhũng công chức này đều phải tự túc vế kinh phí và thời gian, nhƣng khi học xong cũng chƣa có chế độ đãi ngộ. Vì vậy, trong chế độ hiện hành cần có chính sách đãi ngộ đối với những cán bộ đạt thành tích xuất sắc học tập và trong công tác.

Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác xử lý rác thải nói chung và RTSH nói riêng kể cả đào tạo trong nƣớc cũng nhƣ đào tạo ở các nƣớc đang phát triển. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho các doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, các hoạt động giảm thiểu phát sinh RTSH; tập trung vào các quy trình xử lý rác thải sinh hoạt theo đúng các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến các cơ sở dữ liệu và các trang thông tin điện tử về chất thải, về RTSH và các tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật về có liên quan về công tác này

Xã hội hóa vấn đề xƣ̉ lý rác thải sinh hoa ̣t thực chất là huy động các nguồn đầu tƣ và hổ trợ tài chính cho các đơn vị doanh nghiệp, các cá nhân

quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, đó là huy động từ nguồn ngân

sách nhà nƣớc, quỹ bảo vệ môi trƣờng, nguồn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Nhà nƣớc cần nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục trong quá trình triển khai vay vốn, bao gồm cả vay từ nguồn vốn ƣu đãi, mở rộng hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các công trình đầu tƣ, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lƣợng từ RTSH cũng nhƣ các ƣu đãi về thuế, chi phí thuê mă ̣t bằng và lệ phí để các các doanh nghiệp và các cá nhân, các thành phần kinh tế tƣ nhân có năng lực tích cực tham gia đầu tƣ xây dựng các nhà máy áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Tăng dần nguồn thu phí đối với công tác vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH; rà soát sửa đổi bổ sung và ban hành cụ thể chi tiết việc xử lý RTSH có thu hồi năng lƣợng theo hình thức tái chế, tái sử dụng năng lƣợng. Có chính sách ƣu tiên khi mua các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, các sản phẩm sau quá trình tái chế, xử lý rác thải từ nguồn ngân sách. Lựa chọn các tỉnh, thành phố có địa điểm hợp lý để đầu tƣ các trung tâm xử lý và tái chế RTSH ở quy mô liên tỉnh nhằm tập trung xử lý tránh xây dựng nhiều nhà máy xử lý nhƣng không có hiệu quả. Ƣu tiên cấp kinh phí đầu tƣ cho các cơ sở xử lý RTSH ở các vùng, miền còn gặp nhiều khó khăn hoặc chƣa có cơ sở xử lý RTSH nhƣ các tỉnh kinh tế chƣa phát triển và ở miền núi .

Hiện nay mức thu phí vệ sinh tùy theo từng tỉnh có những quy định khác nhau về mức thu lệ phí. Tuy nhiên nhìn chung thì phần lớn các địa phƣơng việc thu lệ phí đƣợc chia theo từng khu vực thành thị và nông thôn là hợp lý. Tuy vậy, khi thu đến từng hộ gia đình thì tính mặt bằng chung nên còn gây ra nhiều tranh cãi của ngƣời dân. Bởi nếu thu theo hộ thì việc rác thải của một hộ nhiều hay ít cũng đều thu phí nhƣ nhau, do vậy xác định mức thu phí vệ

sinh dựa trên số nhân khẩu trong gia đình và khối lƣợng rác thải để thu phí là hợp lý, theo quy tắc hộ nào đông ngƣời và xả rác số lƣợng nhiều thì phải nộp mức tiền cao hơn những hộ ít ngƣời và xả rác thải ít là cần thiết.

3.3.3. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt

Bất kể lĩnh vƣ̣c nào , muốn đa ̣t đƣợc kết quả cao thì cần phải có các biê ̣n pháp về thanh tra, kiểm tra và giám sát. Đây chính là giải pháp đối với các cơ quan quản lý, đó là việc tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý rác thải nói chung và RTSH nói riêng. Thƣờng xuyên kiểm tra tất cả các bãi chôn lấp RTSH ở các khu vực ít dân cƣ hoặc vùng giáp ranh giữa các địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các vi phạm, chấn chỉnh ngay những sơ hở thiếu sót trong các khâu quản lý và chủ động xử lý kịp thời các vi phạm khi vừa mới phát sinh. Nếu phát hiê ̣n có sai pha ̣m thì ki ̣p thời có biện pháp xử lý phù hợp. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của các địa phƣơng trong kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chất thải từ tỉnh này đến tỉnh khác để xử lý kịp thời hiện tƣợng vƣ́t bỏ chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng ra các khu vực không đƣợc phép, cần xƣ̉ lý nghiêm các hành vi vi phạm và có thể thông báo để mọi ngƣời

biết, nhƣ vâ ̣y sẽ có tính răn đe và phòng ngƣ̀a chung.

3.3.4. Hỗ trợ về kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển công nghệ, phù hợp với điều kiện từng địa phương trong xử lý rác thải sinh hoạt

Tập trung nghiên cứu để phát triển công nghệ xử lý chất thải nói chung và RTSH nói riêng theo điều kiện kinh tế và khí hậu của đất nƣớc ta, theo từng vùng miềm, trong đó hƣớng đến giảm thiểu lƣợng RTSH chôn lấp, tăng cƣờng xử lý bằng các hình thức khác đảm bảo tỷ lệ tái chế, tái sử dụng cao và

khả năng thu hồi năng lƣợng từ rác thải phục vụ cho nhu cầu cuộc sống một cách triệt để và có hiệu quả.

Chú trọng n hân rộng các mô hình, điểm hình có hoạt động tích cực và mang la ̣i hiê ̣u quả tốt trong vấn đề xử lý RTSH, trong lĩnh vục tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lƣợng từ RTSH trong toàn quốc, qua đó có thể lựa chọn các mô hình điểm và phù hợp để nhân rộng và phát triển trên phạm vi diện rộng và có quy mô.

Cải tạo và thay thế các công nghệ đã cũ, lạc hậu và không còn phù hợp, hiệu quả kém, đồng thời áp dụng các công nghệ xử lý và tái chế hiện đại, có hiệu quả cao, chi phí thấp và thân thiện với môi trƣờng. Tăng cƣờng nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao và từ các công nghệ đã có, tìm hiểu cấu tạo và cải tiến ứng dụng để làm sao khi xử lý RTSH tạo ra sự thân thiện với môi trƣờng xung quanh, mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện sinh sống

3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

Ở Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra nhƣ triều cƣờng dâng cao, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, mƣa bão, lũ lụt… ngày càng trở nên nghiêm trọng, diễn ra nhanh và mạnh hơn so với dự báo nó có tác động lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của ngƣời dân, nhất là đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhất là tài nguyên không tái tạo đƣợc do khai thác quá mức và không bền vững. Bên cạnh đó ô nhiễm môi trƣờng đang tiếp tục gia tăng, có nơi diễn ra nghiêm trọng, làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng sống, ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển bền vững đất nƣớc.

Trong nhƣ̃ng năm trở la ̣i đây Đ ảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình lớn về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng nhƣ Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài

nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu. Quyết định số 1393/QĐ- TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia vê tăng trƣởng xanh. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, Chƣơng trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng; Chiến lƣợc quốc gia về đa dạng sinh học…. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, đồng thời thúc đẩy hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế, qua đó thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ nhằm giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiểm môi trƣờng và góp phần việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng xanh, bền vững.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016-2020, tình hình quốc tế và trong nƣớc sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen với việc tiến tới triển khai thực hiện các cơ chế đa phƣơng và song phƣơng liên quan đến tài nguyên và môi trƣờng nói chung và xử lý RTSH nói riêng cụ thể nhƣ: Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030; thỏa thuận Paris về khí hậu; hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng TPP... điều đó đòi hỏi các cấp các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đƣợc Đảng và Chính phủ giao phó; tăng cƣờng hội nhập và hợp tác quốc tế về vấn đề tài nguyên và môi trƣờng, về xử lý RTSH sẽ góp phần giúp đất nƣớc tận dụng đƣợc các cơ hội, tiếp thu công nghệ và chuyển hóa các hình thức, các cơ chế hợp tác mà việc hội nhập và hợp tác quốc tế này mang lại.

Trƣớc nhƣ̃ng yêu cầu và thách thƣ́c của việc hội nhập. Viê ̣c tìm hiểu và hợp tác với các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc có hê ̣ thống pháp luâ ̣t và phƣơng pháp xử lý rác thải tiên tiến, thân thiê ̣n với môi trƣờng để chúng ta xem xét đƣa các công nghệ đó áp dụng vào việc xử lý rác thải sinh hoạt ở đất nƣớc chúng ta là cần thiết và phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt ở việt nam (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)