thế chấp tài sản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phân ở Việt Nam trong thời gian tới
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng chuyên biệt vẫn còn những bất cập, chƣa thật sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Mặc dù chúng ta đã xác định rõ vai trò của các NHTMCP trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc song các thiết chế để bảo đảm cho hoạt động của các NHTMCP đƣợc an toàn, bền vững và hiệu quả lại chƣa đƣợc xây dựng song hành, đặc biệt là các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTMCP trong đó có pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm an toàn minh bạch trong quá trình kinh doanh, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế thì pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS ở NHTMCP ở Việt Nam cần đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo những định hƣớng cơ bản sau:
- Hệ thống pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS ở NHTMCP phải có tính toàn diện, tính thống nhất, tính phù hợp và tính pháp lý. Có nghĩa là:
+ Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kiểm soát cho vay bằng TCTS phải trên cơ sở và phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế;
+ Các quy phạm pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS có thể do các cơ quan nhà nƣớc khác nhau có thẩm quyền ban hành, thể hiện dƣới các
hình thức khác nhau nhƣng phải bảo đảm tính thống nhất, không đƣợc xung đột, chồng chéo nhau;
+ Các quy phạm pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS phải phù hợp với cơ chế quản lý các hoạt động kinh doanh, thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ các điều ƣớc về thƣơng mại quốc tế mà Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tham gia. Việc sửa đổi pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS theo thông lệ quốc tế là yếu tố tất yếu để đảm bảo yêu cầu hội nhập, cạnh tranh, tránh nguy cơ tụt hậu.
+ Bảo đảm tính pháp lý của các quy phạm pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS. Các quy pháp pháp luật phải đƣợc thực hiện trên thực tế và đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện.
Để có hệ thống pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS ở NHTMCP hoàn thiện, đáp ứng đƣợc các tiêu chí nêu trên, khi hoàn thiện các quy phạm pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS phải tôn trọng những quy định mang tính kế thừa, có tính ổn định cao, là kết quả của hoạt động pháp điển hoá mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó cần mạnh dạn đƣa ra những quy định mới, phù hợp với tính chất và xu thế vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS cần tích cực tiếp thu các tài liệu nghiên cứu, các hoạt động khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm tiếp thu những tƣ tƣởng, những quy định tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiểm soát cho vay bằng TCTS phải phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế và các nguyên tắc kế toán, kiểm toán đã đƣợc chấp nhận rộng rãi. Đồng thời,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS phải toàn diện, đầy đủ các nội dung cơ bản bao gồm chủ thể kiểm soát, đối tƣợng bị kiểm soát, quy trình kiểm soát, nội dung kiểm soát, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp. Việc hoàn thiện phải mang tính chặt chẽ, không phức tạp, dễ vận dụng; đảm bảo mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực.
- Hệ thống pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS ở NHTMCP phải thực sự là cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống kiểm soát hiện đại, hiệu quả đáp ứng yêu cầu giao dịch dân sự, kinh doanh, thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Hệ thống pháp luật phải quy định cụ thể, rõ ràng về hoạt động cho vay bằng TCTS nhƣ giao kết hợp đồng cho vay, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch thế chấp, tài sản thế chấp, thế chấp bằng tài sản của ngƣời thứ ba,… Đồng thời cần đề cao tính độc lập, tự chủ, tự do thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mỗi chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng cho vay bằng TCTS. Qua đó giúp các ngân hàng đánh giá và phòng ngừa rủi ro một cách đầy đủ, hoạt động kiểm soát đƣợc tiến hành hiệu quả hơn.