b. Quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hiện chức năng công tố trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm
1.3 Vị trí, vai trị và chức năng của VKS trong các mơ hình tố tụng
Xét về thực tế thì mơ hình tố tụng hình sự chính là sự thể hiện cách ứng xử của Nhà nước đối với người bị tình nghi phạm tội, nó quyết định tồn bộ quy trình tố tụng là nhằm hướng tới sự tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tố tụng hay là sự bảo vệ quyền lợi của cơng dân và các vấn đề khác có liên quan.
Trên thế giới hiện nay có nhiều mơ hình tố tụng khác nhau, mỗi mơ hình tố tụng lại phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống pháp luật, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia. Xét về cách thức tiến hành tố tụng phổ biến trên thế giới hiện nay, có thể phân chia mơ hình tố tụng (một cách tương đối) thành ba kiểu tố tụng, là: kiểu tố tụng thẩm vấn (tố tụng xét hỏi); kiểu tố tụng tranh tụng và kiểu tố tụng thẩm vấn có đan xen một số yếu tố của tranh tụng. Mỗi kiểu tố tụng, bên cạnh những ưu điểm, cũng đều có những mặt tồn tại, hạn chế của nó. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của từng mơ hình tố tụng cịn phụ thuộc vào truyền thống pháp luật cũng như ý
thức pháp luật ở mỗi quốc gia. Đối với VKS, dù trong mơ hình tố tụng nào thì nó cũng đều phải thực hiện một chức năng đặc trưng của mình, đó là thực hành quyền công tố, nhân danh Nhà nước để truy tố người bị coi là đã thực hiện tội phạm ra trước Tòa án. Tuy nhiên, do cách thức tiến hành tố tụng của mỗi mơ hình tố tụng có những nét riêng biệt nhất định (phụ thuộc vào thái độ ứng xử của Nhà nước đối với người bị tình nghi thực hiện tội phạm), nên vị trí, vai trị, chức năng của VKS trong mỗi mơ hình tố tụng cũng có những nét khác biệt nhất định.