b. Quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hiện chức năng công tố trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm
2.1.1 Cơ quan công tố tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân
Với cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, nước ta giành độc lập. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tun ngơn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng đánh dấu một chương mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để một loạt các thiết chế của một nước Việt Nam mới được tạo lập.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các thế lực thù địch phản động chống phá cách mạng rất quyết liệt. Hàng chục đảng phái chính trị xuất hiện, gieo giắc tư tưởng hồi nghi, kích động các tầng lớp nhân dân nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Ở miền Bắc, chính quyền cách mạng non trẻ phải đối mặt với 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tiến vào nước ta với danh nghĩa tước vũ khí quân Nhật, nhưng lại âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân và cướp nước; Ở miền Nam, quân đội thực dân Anh kéo vào trực tiếp vũ trang và giúp đỡ thực dân Pháp chiếm lại Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, dùng miền Nam làm bàn đạp xâm lược toàn bộ nước ta. Các đảng phái phản động và bè lũ Việt gian tay sai cho ngoại bang câu kết với nhau phá hoại chính quyền cách mạng. Chưa thời kỳ nào cách mạng Việt nam lại phải đối phó với nhiều
thế lực, đảng phái chính trị phản động như giai đoạn này, đặc biệt là trong những năm 1945 - 1946, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đứng trước diễn biến phức tạp của tình hình cách mạng, hệ thống cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan được giao thực hiện quyền cơng tố nhà nước nói riêng được tổ chức rất đa dạng, linh hoạt, phục vụ nhiệm vụ cách mạng, trong đó sự phát triển của ngành Cơng tố từ năm 1945 đến trước năm 1958 chủ yếu gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của ngành Tồ án.
Ngày 13/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh số 33c về việc thành lập Toà án quân sự - đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân, đánh dấu sự ra đời của hệ thống Toà án, đồng thời cũng là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan Công tố trong bộ máy Nhà nước ta.
Về thẩm quyền, Toà án quân sự: "xét xử tất cả những người nào phạm
vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trừ những người phạm tội là những binh sỹ thì thuộc thẩm quyền xét xử của nhà binh theo quân luật" [21].
Toà án quân sự được tổ chức ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ở Bắc Bộ, Toà án quân sự được thành lập tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; Ở Trung Bộ Tồ án qn sự được thành lập tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; Ở Nam Bộ, Toà án quân sự được thành lập tại Sài Gịn, Mỹ Tho. Ngồi ra, Uỷ ban nhân dân Trung Bộ và Nam Bộ có thể đề nghị Chính Phủ thành lập thêm Tồ án qn sự ở những nơi trọng yếu khác.
Về chức năng công tố, Điều V, Sắc lệnh 33c quy định rõ: "Đứng buộc
là một Uỷ viên quân sự hay một Uỷ viên của Ban trinh sát". Như vậy, lần đầu
tiên, chức năng công tố Nhà nước được quy định bằng một văn bản pháp lý do người đứng đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành. Toà án quân sự được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam - là Tồ án đầu tiên có
sự hiện diện của tổ chức Cơng tố và quyền công tố. Nội dung của quyền công tố, theo quy định của Sắc lệnh này, là đưa một người phạm tội ra xét xử tại Toà án và thực hiện việc buộc tội trước Toà án.
Nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời điều chỉnh một số quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng và diễn biến cụ thể của tình hình tội phạm, ngày 26/9/1945, Chính Phủ ban hành Sắc lệnh số 37 về thẩm quyền theo lãnh thổ của Toà án quân sự; Ngày 29/9/1945, Chính Phủ ban hành Sắc lệnh số 40 về thành lập thêm Toà án quân sự ở Nha Trang. Đến ngày 14/02/1946, Chính Phủ ban hành Sắc lệnh số 21 thay thế tất cả các sắc lệnh đã ban hành trước đây về Toà án quân sự, theo đó, thẩm quyền, tổ chức bộ máy của Tồ án quân sự và cơ quan Công tố được quy định và tổ chức như sau:
Về thẩm quyền, Toà án quân sự được quyền xét xử tất cả các tội phạm xảy ra trước hoặc sau ngày 19/8/1945 xâm hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cơng hồ, trừ những tội phạm do binh sỹ thực hiện thì do Tồ án binh xét xử.
Tồ án quân sự được thành lập tại Hà Nội, Hải Phịng, Thái Ngun, Ninh Bình, Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Sài Gịn, Mỹ Tho, Nha Trang. Các Tồ án quân sự này đều quản hạt gồm nhiều tỉnh.
Thành phần Hội đồng xét xử của Toà án quân sự gồm Chánh án và hai Hội thẩm là Uỷ viên quân sự và Uỷ viên chính trị đảm nhiệm.
Về chức năng công tố, một Công cáo uỷ viên quyết định truy tố một người phạm tội ra xét xử tại Toà án và thực hiện sự buộc tội trước Toà án.
Việc chỉ định Công cáo uỷ viên thực hiện chức năng cơng tố tại Tồ án qn sự được quy định như sau: Ở Bắc Kỳ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ định; Ở Trung Kỳ và Nam Kỳ do Chưởng lý Toà Thượng thẩm hoặc Chủ tịch Uỷ ban hành chính chỉ định Uỷ viên Chính phủ
ngồi ghế Cơng cáo uỷ viên. Uỷ viên Chính phủ ngồi ghế Cơng cáo uỷ viên có thể lấy trong Quân đội, trong Ban chinh sát hay trong các Thẩm phán chuyên nghiệp. Các Công cáo uỷ viên trực tiếp đặt dưới quyền giám sát của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ở Trung Kỳ và Nam Kỳ thì do Chưởng lý Toà Thượng thẩm hoặc hoặc Chủ tịch Uỷ ban hành chính giám sát.
Ngày 17/11/1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 155 thay thế tất cả các Sắc lệnh đã ban hành trước đây về Tồ án qn sự, theo đó:
Về thẩm quyền, Tồ án qn sự được quyền xét xử tất cả các tội phạm xảy ra trước hoặc sau ngày 19/8/1945 xâm hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cơng hồ, trừ những tội phạm do binh sỹ thực hiện thì do Toà án binh xét xử.
Về tổ chức bộ máy của Toà án quân sự: Mỗi liên khu thành lập một Toà án quân sự liên khu. Trong trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu và Giám đốc Tư pháp liên khu, Bộ Tư pháp có thể ban hành Nghị định thành lập các phân Toà. Mỗi phân Toà phụ trách một hoặc nhiều tỉnh trong liên khu.
Thành phần Hội đồng xét xử gồm Chánh án chuyên trách hoặc phó Chánh án; Hội thẩm chính trị chun mơn hoặc Phó Hội thẩm; Hội thẩm chun mơn chun trách hoặc Phó Hội thẩm chun mơn phụ trách xử án;
Chức năng công tố được giao cho Cơng tố uỷ viên hoặc Phó Cơng tố uỷ viên phụ trách việc buộc tội.
Bên cạnh việc thiết lập hệ thống Toà án quân sự và Toà án binh để xét xử những tội phạm phản cách mạng, những tội vi phạm trật tự quân đội, vi phạm kỷ luật của nhà binh, việc thiết lập hệ thống Toà án thường để xét xử các tội phạm và vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ Nhà nước và bảo vệ nhân dân cũng là một yêu cầu rất cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 24/01/1946,
Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán - trong đó có thẩm phán buộc tội; Ngày 17/4/1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 51 ấn định thẩm quyền Toà án và sự phân công nhiệm vụ giữa các nhân viên trong Tồ án; Ngày 20/7/1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 131, bổ sung Sắc lệnh số 51.
Thẩm quyền, tổ chức bộ máy của Toà án thường được quy định như sau:
Về thẩm quyền, Toà án thường xét xử các tội phạm hình sự thường và các việc hộ (dân sự, thương mại).
Về tổ chức bộ máy, Tồ án thường gồm có Tồ sơ cấp, Tồ đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm. Cơ quan cơng tố được tổ chức trong Tồ đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm, tạo thành một đoàn thể độc lập với các Thẩm phán xét xử. Cụ thể:
- Toà sơ cấp được thành lập ở mỗi phủ, huyện, châu. Nhân sự của Toà sơ cấp gồm một Thẩm phán, một Lục sự và Thư ký. Tại Toà sơ cấp khơng có chức danh Biện lý hay đại diện của cơ quan công tố. Tại phiên Tồ, chỉ có một Thẩm phán vừa làm nhiệm vụ buộc tội, vừa làm nhiệm vụ xét xử. Lục sự giữ bút ký và biên bản án từ.
- Toà đệ nhị cấp: Ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Sài Gịn thành lập một Tồ đệ nhị cấp. Quản hạt của Toà đệ nhị cấp theo giới hạn địa hạt tỉnh hay thành phố. Nhân sự của Toà đệ nhị cấp gồm một Chánh án, một Biện lý, một Dự thẩm, một Chánh lục sự và các Thư ký giúp việc.
- Toà thượng thẩm được thành lập ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Toà thượng thẩm Bắc Kỳ đặt tại Hà Nội, Toà thượng thẩm Trung Kỳ đặt tại Huế và Toà thượng thẩm Nam Kỳ đặt tại Sài Gòn. Nhân sự của Toà thượng thẩm bao gồm một Chánh nhất, các Chánh án phòng, các Hội thẩm, một Chưởng lý, một hay nhiều phó Chưởng lý, các Tham lý, một Chánh lục sự,
các Tham tá và Thư ký. Tại phiên Tồ của Tồ thượng thẩm có Chánh nhất hoặc một Chánh án phòng giữ vai trò chủ toạ và hai Hội thẩm. Chưởng lý, phó Chưởng lý hoặc Tham lý ngồi ghế Công tố viên, giữ quyền công tố. Chánh Lục sự hoặc Lục sự ngồi ghế Lục sự (điều 37 Sắc lệnh 13).
Về thẩm quyền của cơ quan công tố:
Trong lĩnh vực TTHS, Biện lý tại Tồ đệ nhị cấp có quyền:
- Điều khiển hoạt động và giám sát hoạt động của Ban tư pháp cảnh sát trong quản hạt của mình; Có quyền nhận đơn khởi tố của tư nhân, biên bản do Ban tư pháp cảnh sát lập. Sau khi tiếp nhận đơn khởi tố của tư nhân hoặc biên bản do Ban tư pháp cảnh sát lập, Biện lý có thể thực hiện một trong những thẩm quyền đình cứu và thơng báo về việc đình cứu cho người đã khởi tố hoặc Ban tư pháp cảnh sát đã lập biên bản biết; đưa vụ việc ra phiên toà để xét xử; đưa vụ việc sang phòng dự thẩm để thẩm cứu (điều 21 Sắc lệnh 51).
- Thực hành quyền cơng tố trước Tồ án đệ nhị cấp theo thủ tục sau: Đối với những vụ tiểu hình, xét thấy việc điều tra đã đầy đủ căn cứ cho việc truy tố mà không cần phải tạm giam bị can thì Biện lý cho chát gọi thẳng bị can ra xét xử tại một phiên Tồ tiểu hình gần nhất. Đối với những vụ tiểu hình, thuộc trường hợp phạm tội quả tang, Biện lý thực hiện ngay việc hỏi cung bị can và có thể ra lệnh tống giam bị can rồi quyết định đưa bị can ra xét xử tại một phiên Tồ tiểu hình gần nhất.
Đối với những vụ án hình sự thuộc một trong những trường hợp sau đây: là vụ đại hình; Bị can là người chưa thành niên; Có tiền án; Hoặc xét cần phải thẩm cứu kỹ hơn thì Biện lý sẽ làm khởi tố trạng chuyển hồ sơ sang Phòng dự thẩm để thẩm cứu. Sau khi nhận được hồ sơ thẩm cứu, Biện lý có thể làm quyết tố trạng ra mệnh lệnh hoặc hoặc tạm đình cứu hoặc miễn tố vơ thẩm quyền hoặc đưa vụ việc ra xét xử. Khi quyết định đưa vụ việc ra xét xử,
Biện lý có trách nhiệm đưa ra tất cả các bằng chứng, triệu tập nhân chứng và đương sự đơi bên ra Tồ (điều 23 Sắc lệnh 51).
- Có quyền kháng cáo mệnh lệnh của Dự thẩm (điều 24 Sắc lệnh 51). - Tại phiên toà, Biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can (điều 26 Sắc lệnh 51); Có trách nhiệm tổ chức thi hành cấp tốc những mệnh lệnh của Chánh án tại phiên tồ.
- Có quyền kháng cáo bản án hình sự của Tồ án (điều 28 Sắc lệnh 51). - Có trách nhiệm thi hành những bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án (điều 29 Sắc lệnh 51).
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, Biện lý tại Tồ đệ nhị cấp có nhiệm vụ
bảo vệ quyền lợi của các vị thành niên, của người bị cấm quyền của các pháp nhân hành chính; có quyền đứng làm chánh tố hay ngun đơn chính trong các việc kiện về dân sự theo thẩm quyền; bắt buộc phải có mặt trong những phiên xử án dân sự và có quyền u cầu Tồ án áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chứng tỏ sự thật của vụ án; bắt buộc phải can thiệp vào những việc quan hệ đến nhân thân, căn cước và những việc khác mà pháp luật yêu cầu phải có ý kiến của Cơng tố viên (điều 30, điều 41 Sắc lệnh 51).
Thẩm quyền của Chưởng lý (điều 40 Sắc lệnh 51):
- Có trách nhiệm trơng nom việc thi hành các đạo luật, sắc lệnh và quy tắc hiện hành.
- Có trách nhiệm đốc thúc việc thi hành các án văn khi có những điều khoản liên quan đến trật tự chung.
- Có quyền trưng cầu binh lực trong những trường hợp và theo những thủ tục do pháp luật quy định.
- Có trách nhiệm trơng nom, giữ gìn trật tự Tồ án, kiểm soát hoạt động của tất cả các nhân viên Ban tư pháp cảnh sát kỳ.
- Có trách nhiệm đệ đơn lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp về những trường hợp xin ân xá hoặc phóng thích.
Như vậy, trong thời kỳ này, phạm vi thẩm quyền của Cơ quan cơng tố khơng chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hình sự mà Cơ quan cơng tố cịn tham gia vào quá trình giải quyết các việc hộ (dân sự), trực tiếp thi hành bản án, quyết định của Toà án, có trách nhiệm bảo vệ trật tự pháp luật, trơng nom việc thi hành các đạo luật của Nhà nước.
Về mối quan hệ giữa Cơ quan công tố với các cơ quan tố tụng khác:
- Quan hệ với Thẩm phán xét xử:
Sắc lệnh 13 quy định có hai ngạch thẩm phán: Ngạch Thẩm phán sơ cấp và ngạch Thẩm phán đệ nhị cấp. Ngạch Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Toà sơ cấp, ngạch Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở Toà đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm. Thẩm phán ngạch đệ nhị cấp chia làm hai chức vị: Các Thẩm phán xử án do Chánh nhất Toà thượng thẩm đứng đầu; các Thẩm phán của Công tố viện (Thẩm phán buộc tội) do Chưởng lý đứng đầu. Các Thẩm phán buộc tội của Toà thượng thẩm hợp thành một đoàn thể độc lập đối với các Thẩm phán xử án và duy nhất đặt dưới quyền quản lý của Chưởng lý. Bộ trưởng Bộ tư pháp có quyền ra lệnh cho Chưởng lý nhưng không được phép hành động thay Chưởng lý (điều 49, điều 51 Sắc lệnh 13).
Như vậy, trong thời kỳ này, mặc dù Cơ quan công tố được tổ chức trong hệ thống Toà án thường, nhưng hoạt động của Cơ quan cơng tố hồn toàn độc lập với hoạt động xử án của Toà án. Việc quyết định truy tố hay không truy tố cũng như việc quản lý các Thẩm phán buộc tội hồn tồn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu Cơng tố viện (Chưởng lý). Mối quan hệ độc lập này càng được khẳng định rõ nét tại Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946. Điều
17 Sắc lệnh này quy định: "Ơng Chánh án có quyền điều khiển và kiểm sốt