KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 115 - 117)

g. Hoàn thiện tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã để Uỷ ban thực sự là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Trên cơ sở thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trong giai đoạn hiện nay, Chƣơng III đƣa ra mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mô hình này phải đáp ứng các nguyên tắc cũng nhƣ đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: kết hợp lợi ích của nhà nƣớc và địa phƣơng, phát huy tính độc lập của chính quyền địa phƣơng, bảo đảm sự phân cấp hợp lý giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Các phƣơng hƣớng đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã đƣợc xây dựng rất cụ thể về: hệ thống pháp luật và chính sách; xác định vị trí pháp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ ở xã…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần đổi mới bộ máy chính quyền xã, làm cho chính quyền xã hoạt động ngày càng có hiệu quả và khẳng định đƣợc vai trò là chính quyền cơ sở.

Công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; mà trƣớc hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hƣớng về cộng đồng làng xã là một trong những chiến lƣợc lâu dài, cơ bản để phát triển và đổi mới đất nƣớc. Giải quyết và xây dựng từ cơ sở là giải quyết và xây dựng từ gốc để hiện thực hóa trực tiếp quan hệ “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” – một đặc trƣng rất quan trọng của Nhà nƣớc pháp quyền. Muốn làm đƣợc điều đó thì một trong những yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay là phải hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã. Để góp phần kiện toàn chính quyền xã trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, luận văn đã tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề nhƣ: xác định rõ vị trí, vai trò của chính quyền xã trong hệ thống chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta; tìm ra những ƣu điểm và hạn chế trong tổ chức - hoạt động chính quyền xã từ năm 1945 đến nay. Từ thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, từ những đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền, luận văn nêu ra những nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xác định vị trí, tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân xã một cách thích hợp để phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân; xây dựng các Ban của Hội đồng nhân dân xã thực sự vững mạnh. Tổ chức Uỷ ban nhân dân xã gọn nhẹ, phân định rõ trách nhiệm của tập thể Uỷ ban nhân dân, cá nhân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã. Đó là những nội dung cơ bản mà luận văn đã thực hiện nhằm góp phần nhỏ bé đổi mới tổ chức - hoạt động của chính quyền xã sao cho phù hợp, sát với thực tế, đảm bảo tính hiệu lực – hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa nông thôn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)