Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác bồi thường Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế (Trang 110 - 117)

3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo trách nhiệm bồ

3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác bồi thường Nhà nước

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức về quản lý Nhà nước về công tác bồi thường, nhất là trong điều kiện có nhiều công chức kiêm nhiệm, cần thường xuyên thực hiện tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý Nhà nước, kỹ năng giải quyết yêu cầu bồi thường cho đội ngũ làm công tác bồi thường Nhà nước.

Nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực đội ngũ công chức tham gia thực hiện pháp luật về TNBTCNN và tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về TNBTCNN cho đội ngũ công chức cơ quan hành chính Nhà nước.

Vị trí, vai trò của CQHCNN nói chung, cơ quan thuế nói riêng và đội ngũ công chức trong hệ thống chính quyền nước ta đã được khẳng định trong các chủ trương, chính sách của Đảng và được thể chế bằng pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, pháp luật giữ vai trò quan trọng quyết định sự phát triển

của xã hội. Do vậy, để phòng ngừa các vi phạm pháp luật, hạn chế tối đa việc phải bồi thường thì cần nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ công chức để các đối tượng này nhận thấy được vai trò, ý nghĩa của pháp luật bồi thường trong đời sống xã hội và trong thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Yếu tố con người luôn có vai trò rất quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công

hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [21, tr.558].Thực hiện pháp luật về

TNBTCNN có tính chất rất nhạy cảm, phức tạp, khó khăn, do đó để giải quyết vấn đề này cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây:

- Giáo dục rèn luyện thường xuyên, kịp thời về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, xác định rõ đây là yếu tố quan trọng trong đánh giá công chức tham gia hoạt động bồi thường Nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tổng thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức tham gia hoạt động này. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức trực tiếp liên quan tới việc giải quyết các yêu cầu bồi thường Nhà nước.

Cơ quan thuế phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường và quản lý Nhà nước về công tác bồi thường. Theo đó, việc tổ chức thực hiện công tác này phải bảo đảm yêu cầu vừa tổ chức bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật TNBTCNN vừa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu phù hợp với lĩnh vực thuế. Với yêu cầu đó, Vụ Pháp chế - Tổng cục Thuế với chức năng là bộ phận tham mưu chỉ đạo toàn ngành về công tác bồi thường Nhà nước cần: 1) Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tài liệu đáp ứng yêu cầu tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường của ngành thuế; 2) Khảo sát, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng nghiệp

vụ giải quyết bồi thường trong ngành thuế. Trên cơ sở đó phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thương có tính chuyên sâu một cách bài bản cho đối tượng là công chức thuế được phân công thực hiện nhiệm vụ giải quyết bồi thường trong lĩnh vực thuế.

- Bên cạnh đó, để người dân biết đến nhiều hơn về pháp luật TNBTCNN, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục phổ biến, tuyên truyền pháp luật này đến đội ngũ công chức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần thi hành công vụ thì cũng cần thúc đẩy hơn nữa công tác này tới người dân để họ nắm bắt được và thực hiện quyền của mình trên thực tiễn. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho đối tượng là công chức được giao thực hiện công tác bồi thường Nhà nước, bảo đảm việc giải quyết bồi thường thống nhất, đúng pháp luật, qua đó, gián tiếp thúc đẩy việc bảo đảm quyền của người bị thiệt hại.

Kết luận chƣơng 3

1. Trên cơ sở những bất cập phát sinh từ thực trạng Luật TNBTCNN, trong bối cảnh phát triển của đất nước hiện nay, Luận văn đưa ra những quan điểm hoàn thiện cơ chế đảm bảo TNBTCNN.

2. Trên cơ sở những quan điểm định hướng đó, Luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo TNBTCNN nói chung và trong lĩnh vực quản lý thuế nói riêng. Cụ thể là các giải pháp hoàn thiện về pháp luật, tổ chức bộ máy, công chức làm công tác về TNBTCNN.

KẾT LUẬN

Trong phạm vi của một luận văn, bằng lập luận của mình kết hợp với luật thực định của các nước trên thế giới luận văn tập trung làm rõ, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của Luật TNBTCNN trong lĩnh vực quản lý thuế.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về TNBTCNN luận văn đi vào đánh giá thực trạng áp dụng luật TNBTCNN trong lĩnh vực quản lý thuế trong các cơ quan thuế Việt Nam hiện nay trên một số nội dung cụ thể và cũng là chủ yếu của Luật TNBTCNN c như: Đối tượng được bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường, thủ tục giải quyết bồi thường, kinh phí và thủ tục hoàn trả… Khi đánh giá, luận văn chỉ rõ và phân tích những bất cập của Luật TNBTCNN ở nước ta hiện nay và những vướng mắc phát sinh trong thực tế do sự bất cập của Luật TNBTCNN mang lại. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện Luật TNBTCNN trong điều kiện nước ta hiện nay.

Từ thực trạng Luật TNBTCNN ở nước ta hiện nay, cũng như phương hướng hoàn thiện Luật TNBTCNN, luận văn đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện Luật TNBTCNN, đồng thời có một số kiến nghị cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc áp dụng ở Việt Nam.

Mặc dù luận văn đã cố gắng xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, song trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ không thể giải quyết hết mọi vấn đề một cách đầy đủ, thấu đáo và còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đánh giá để tác giả có thể tiếp thu hoàn thiện luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Mai Anh (2004), “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

2. Vũ Thị Lan Anh (2013) “Pháp luật về bồi thường Nhà nước trong hoạt

động thực thi công vụ”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 49/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2008 Hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán bộ,

công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp (2012), Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT- BTC-BTP ngày 9/5/2012 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và

quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số

83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 105/BC-BTP ngày 10/7/2008 tham khảo kinh

nghiệm pháp luật nước ngoài về trách nhiệm bồi thường Nhà nước, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2010), “Pháp luật về TNBTCNN ở một số quốc gia”, Đặc

san tuyên truyền pháp luật, (1).

8. Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27/2/2013 Sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-

TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

9. Bộ Tư pháp – TANDTC - VKSNDTC (2014), Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2014 hướng dẫn

thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ, Hà Nội.

10. Christian A. Brendel (2007) “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm

Nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức”, Trung tâm Thông tin thư viện

và nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

11. Chính phủ (1997), Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có

thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

12. Chính phủ (2010), Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

13. Chính phủ (2010), Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức

pháp chế, Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị Quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị Quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Đoan (2009), “Vấn đề bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (129).

19. Nguyễn Đỗ Kiên (2008) “Pháp luật bồi thường Nhà nước của Trung Quốc và một số ý kiến trong việc xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước của Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (chuyên đề pháp luật bồi thường Nhà nước).

20. Nguyễn Đỗ Kiên (2014), “Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

cơ quan hành chính gây ra ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 2, tr.558, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Lê Thái Phương (2006) “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Luận văn thạc sĩ Luật học.

23. Lê Thái Phương (2008) “Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về TNBTCNN”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (chuyên đề về pháp luật Bồi thường Nhà nước).

24. Lê Thái Phương (2014) “Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về TNBTCNN và đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam”, Nguồn: Cục Bồi thường Nhà nước. http://www.moj.gov.vn/BTP_ UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/btnn/tdnv/Lists/Quan LyHanhChinh&ListId=5d0909d9-cf70-497d-b04f-

dbe30955d630&SiteId=570b9c0a-1f79-4b9a-8d7d-

90659476d35a&ItemID=12&OptionLogo=3&SiteRootID=63d81917-c1c4- 48e4-bebb-f2afcd9691e5.

25. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008) “Pháp luật về bồi thường Nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,

(chuyên đề pháp luật bồi thường Nhà nước). 26. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

27. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 28. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

29. Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội. 30. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

31. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại Tố cáo, Hà Nội. 32. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

33. Quốc hội (2013), Luật Quản lý thuế, Hà Nội

34. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường

Nhà nước ngày 28, 29 tháng 4 năm 2006, Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ

Tư pháp Việt Nam, tr.4, tr.8.

35. Phạm Hồng Thái (2013), “Trách nhiệm Bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp

chí Quản lý Nhà nước, (212), tr.8-12,18.

36. Thanh tra Chính phủ - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP, ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản

lý hành chính, Hà Nội.

37. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972

hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

38. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, Hà Nội.

39. Tổng cục Thuế (2011), Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính, Hà Nội.

40. Trần Thị Thu Thủy (2009), “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước ở một số nước châu âu”, Tạp chí thanh tra, (10), tr.46 - 47.

41. Trường đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật thuế Việt Nam,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

42. Zhang Li (2007)“Trách nhiệm bồi thường Nhà nước ở Trung Quốc”, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về bồi thường Nhà nước”, Nhà Pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)