Đặc điểm của lĩnh vực Quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế (Trang 41 - 44)

Quản lý Thuế là một dạng của quản lý xã hội kể từ khi có Nhà nước và gắn với quyền lực Nhà nước. Quản lý Thuế trước hết và quan trọng nhất thuộc trách nhiệm của Nhà nước cho nên người ta thường quan niệm quán lý thuế là quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thuế. Tuy nhiên hiện nay để quản lý Thuế có hiệu quả, ở những mức độ nhất định có sự tham gia các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hỗ trợ cho công tác quản lý Thuế của Nhà nước. Hiện

Theo nghĩa rộng, quản lý Thuế là tất cả các hoạt động của Nhà nước liên quan đến Thuế. Quản lý Thuế không chỉ bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp Thuế vào ngân sách Nhà nước mà còn bao gồm hoạt động xây dựng chiến lược và phát triển hệ thống Thuế, ban hành pháp luật Thuế và cả hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền Thuế của các tổ chức thu hưởng ngân sách Nhà nước.

Theo nghĩa hẹp, Quản lý thuế là quản lý hành chính Nhà nước về Thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp Thuế hay nói một cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơ quan quản lý Thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp Thuế cho Nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp Thuế đã được xác định trong các luật Thuế.

Điều 3, Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam liệt kê các nội dung quản lý Thuế gồm: “Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hanh quyết định hành chính thuế;

xử lý vi phạm về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế” [33], Điều này cho

thấy nhà lập pháp Việt Nam xác định quản lý thuế theo nghĩa hẹp.

Tùy thuộc vào mục đích của người nghiên cứu mà định nghĩa về quản lý thuế sẽ được tiếp cận ở những phạm vi khác nhau. Trên cơ sở khái niệm quan lý theo nghĩa hẹp trên, quản lý thuế có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: Về bản chất quản lý thuế là một bộ phận của quản lý tài chính công. Vì vậy, quản lý thuế được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của quản lý tài chính công nói chung và quản lý nguồn thu của ngân sách Nhà nước nói riêng. Do thuế là khoản thu mang tính bắt buộc nên phương pháp quản lý thuế thường được sử dụng chủ yếu là phương pháp quản lý hành chính. Tuy nhiên, quản lý thuế trong xã hội hiện đại đang phát triển theo xu hướng thu hẹp biện pháp quản lý hành chính cưỡng bức, mở rộng biện pháp quản lý mang tính phục vụ, dịch vụ.

Thứ hai: Về chủ thể trong quản lý thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là tài sản quốc gia để phục vụ lợi ích cho toàn xã hội. Vì thế, tham gia quan lý thuế là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý thuế trước hết là thuộc về Nhà nước. Để đảm bảo thực thi trách nhiệm này, Nhà nước trao quyền hạn, trách nhiệm quản lý thuế cho Bộ Tài chính mà trực tiếp là hệ thống cơ quan quản lý thuế gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chính trong thực thi nhiệm vụ quản lý thuế.

Đối tượng chủ yếu chịu sự quản lý thuế của Nhà nước là người nộp thuế được xác định trong các luật thuế cụ thể do Nhà nước ban hành. Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý nguồn thu ngân sách Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng, trong luật Quản lý thuế của Việt Nam hiện nay có mở rộng hơn về đối tượng chịu sự quản lý thuế của Nhà nước đó là: Ngoài đối tượng nộp thuế do Luật thuế quy định còn có các chủ thể phải nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp đối tượng chịu sự quản lý thuế của Nhà nước bao gồm: tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế và cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.

Thứ ba: Hoạt động quản lý thuế là hoạt động đặc thù đòi hỏi tính chuyên môn cao nên được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan). Quản lý thuế tương tự các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật và các công cụ quản lý khác, trong đó pháp luật là công cụ chủ yếu, là chuẩn mực, buộc mọi người phải tuân theo, dù người quản lý thuế hay là người nộp thuế. Đây là một yêu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường và là yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền quản lý thuế

theo luật nhằm bảo về quyền lợi Nhà nước, đồng thời coi trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

Thứ thứ 4: Quản lý thuế thuộc lĩnh vực quản lý có tính kỹ thuật phức tạp mang tính chuyên môn cao, hiệu quả quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố: Trình độ năng lực của bộ máy quản lý thuế; điều kiện cơ sở vật chất của ngành Thuế; trình độ nhật thức và văn hóa tuân thủ (ý thức chấp hành) pháp luật thuế của người dân; sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và các thể chế quản lý kinh tế - xã hội có liên quan…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)