1.3. Pháp luật của một số khu vực và quốc gia trên thế về tƣơng trợ tƣ
1.3.2. Quy định của pháp luật một số nước về tương trợ tư pháp trong tố
tụng hình sự
1.3.2.1. Quy định của pháp luật Liên Bang Nga
Nga cũng không nằm ngoài vòng quay này của thế giới. Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, và đặc biệt là trong thập kỷ qua ở Liên bang Nga xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia nước ngoài trong lĩnh vực tương trợ tư pháp trong tố tụng hình sự đã phát triển mạnh mẽ. Trước hết, điều này được thể hiện trong việc Liên bang Nga đã liên tiếp ký kết và tham gia các thỏa thuận quốc tế, chẳng hạn như Công ước châu Âu về dẫn độ năm 1957, Công ước châu Âu về hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề hình sự 1959, Công ước Châu Âu về việc Chuyển giao tài liệu, vật chứng trong hồ sơ vụ án hình sự năm 1972, Công ước về trợ giúp pháp lý và quan hệ pháp luật dân sự, gia đình và các vấn đề hình sự năm 1993 và các thỏa thuận khác trong khu vực và song phương.
Ngoài ra, Liên bang Nga còn ký hàng chu ̣c Hiê ̣p đi ̣nh tương trợ tư pháp về hình sự với các quốc gia khác nhau trên thế giới , trong đó có Viê ̣t Nam. Viê ̣c ký các Hiê ̣p đi ̣nh tương trợ tư pháp giữa Nga và các quốc gia khác có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tương trợ tư pháp mang tính song phương giữa các quốc gia thuận lợi hơn.
Để tăng giá trị pháp lý của tương trợ tư pháp giữa Nga với quốc gia khác, Nga đã đưa vấn đề này quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự tại một phần độc lập. Phần thứ năm "Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự” quy định phạm vi khá rộng các mối quan hệ trong lĩnh vực này, bao gồm cả tương trợ tư pháp, việc thực hiện truy tố người theo yêu cầu của một nhà nước nước ngoài, dẫn độ của một người sang tiểu bang khác để truy tố hoặc để chấp hành một bản án của tòa án, cũng như việc chuyển giao người bị kết án phạt tù để thụ án trong nhà nước mà người đó mang quốc tịch. BLTTHS Nga cũng quy định rất rõ ràng về thủ tục phối hợp hoạt động của Tòa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và Cơ quan điều tra ban đầu với các cơ quan và người có th ẩm quyền tương ứng của quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế [73, tr.386].
Nội dung và hình thức của các yêu cầu tiến hành các hoạt động tố tụng được quy định chi tiết trong Điều 454 Bộ luật Tố tụng hình sự. Các quy định pháp luật TTHS của Liên bang Nga về tương trợ tư pháp cũng có những đặc trưng riêng của
nó. Các quy định đó là quá trình điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến các quy tắc và chuẩn mực quốc tế về TTHS của các hệ thống pháp luật khác nhau - luật pháp quốc tế và trong nước. Điều đáng chú ý trong BLTTHS Liên bang Nga là - Điều 455 BLTTHS Liên bang Nga quy định cụ thể về giá trị pháp lý của những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài. Điều 455 - BLTTHS Liên bang Nga quy định các nguyên tắc bình đẳng về giá trị pháp lý của chứng cứ thu thập bởi các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền của Nga và các cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia nước ngoài trong khuôn khổ hỗ trợ pháp lý quốc tế. Đây là một trong những nguyên tắc chính của sự tương trợ tư pháp giữa các quốc gia và các cơ quan đó xác định nội dung và phạm vi trợ giúp pháp lý trong các vấn đề hình sự [73, tr.387]. Tuy nhiên, để có giá trị pháp lý như nhau, bằng chứng thu được từ các cơ quan chức hoặc cán bộ của một quốc gia nước ngoài có thẩm quyền, phải đáp ứng một số yêu cầu quy định trong bộ luật này.
Những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài do những người có thẩm quyền của nước này thực hiện trong quá trình họ thực hiện sự ủy thác về tương trợ tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc những chững cứ được gửi đến LBN theo sự ủy thác về việc tiến hành truy tố hình sự phù hợp với các điều ước quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, được ủy quyền và được chuyển giao theo thủ tục được quy định thì cũng có giá trị pháp lý như những chứng cứ nếu chúng được thu thập trên lãnh thổ Liên bang Nga và hoàn toàn phù hợp với những quy định của bộ luật này.
Việc Bộ luật TTHS Liên Bang Nga có quy định về giá trị pháp lý của những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài, đánh dấu bước tiến của nước này trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung và hợp tác quốc tế lĩnh vực TTHS nói riêng.
Về phạm vi trợ giúp pháp lý. Trong một số thỏa thuận về tương trợ tư pháp chỉ rõ những vấn đề, lĩnh vực tố tụng được phép tương trợ pháp lý, nhưng không giới hạn danh sách các vụ án hình sự được tương trợ tư pháp. Trong các lĩnh vực tố tụng khác phạm vi tương trợ tư pháp còn được mở rộng đến các hoạt động khác liên quan đến việc thu thập chứng cứ.
Trình tự thủ tục tương trợ tư pháp của các cơ quan thực thi pháp luật Liên bang Nga với các tổ chức tư pháp nước ngoài được quy định tại mục 3 Điều 453 Bộ luật Tố tụng hình sự như đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó pháp luật của Liên Bang Nga cũng đưa ra các trường hợp từ chối tương trợ tư pháp. Từ chối tương trợ tư pháp dựa vào đặc điểm của luật pháp quốc gia và lợi ích riêng của Nhà nước Liên bang Nga. Các trường hợp từ chối tương trợ này luôn được quy định rõ ràng trong các điều khoản của thỏa thuận hay hiệp định tương trợ tư Pháp của Nga với các quốc gia khác trong đó bao gồm cả các căn cứ từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp của mình. Đây là một trong những cơ sở pháp lý rất quan trọng và cần thiết cho việc từ chối trợ giúp pháp lý.
Cơ sở pháp lý cho việc từ chối áp tương trợ tư pháp có thể được áp dụng đối với bất kỳ yêu cầu trợ giúp pháp lý nào nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật Liên bang Nga hoặc xâm phạm tới lợi ích Nhà nước của LB Nga. Ví dụ, yêu cầu trợ giúp pháp lý không được đáp ứng nếu trong văn bản yêu cầu có các điều khoản có khả năng gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của LB Nga; nếu yêu cầu liên quan đến hành vi phạm tội mà Bên được yêu cầu xem xét đó là một hành vi phạm tội chính trị; nếu việc điều tra có liên quan đến tôn giáo, dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm người; hoặc nếu thực hiện yêu cầu có khả năng vi phạm các nguyên tắc pháp lý quốc tế của thủ tục. Căn cứ cụ thể để từ chối trợ giúp pháp lý liên quan đến thủ tục tố tụng pháp lý cụ thể mà theo đó yêu cầu.
1.3.2.2. Quy định của pháp luật Austraylia
Luật tương trợ tư pháp về hình sự 1987 (Liên bang Ô-xtrây-lia) điều chỉnh việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự ở Ô-xtrây-lia.Luật tương trợ tư pháp điều chỉnh việc cung cấp tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự tại Ô-xtrây-lia. Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp Ô-xtrây-lia là Cơ quan trung ương về hợp tác chống tội phạm quốc tế thuộc Vụ hợp tác chống tội phạm quốc tế, Cơ quan Tổng chưởng lý quản lý việc thực hiện [1, tr.11].
Tư pháp hoặc người được ủy quyền mới được lập Yêu cầu tương trợ tư pháp của Ô- xtrây-li-a gửi đi nước ngoài. Nhiều trường hợp, Chính phủ Ô-xtrây-lia lập yêu cầu tương trợ tư pháp theo đề nghị của một cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan công tố, toà án Ô-xtrây-li-a hoặc, có khi theo yêu cầu của bị cáo trong vụ án hình sự. Thành viên các cơ quan hành chính công của Ô-xtrây-lia không được lập yêu cầu tương trợ tư pháp.
Phạm vi tương trợ:Ô-xtrây-lia có thể tương trợ và yêu cầu nước ngoài tương trợ nhiều vấn đề. Ô-xtrây-lia có thể tương trợ những vấn đề sau:
• Thực hiện lệnh khám xét để thu thập chứng cứ như sao kê tài khoản từ các tổ chức tài chính;
• Thu thập chứng cứ của người làm chứng tại Ô-xtrây-lia phục vụ quá trình tố tụng ở nước ngoài;
• Sắp xếp cho người làm chứng (nếu tự nguyện) đến nước khác để cung cấp chứng cứ trong quá trình tố tụng ở nước ngoài;
• Xin phê chuẩn và thực hiện lệnh tạm giữ và tịch thu tài sản do phạm tội mà có. Giới hạn trong hoạt động tương trợ của Ô-xtrây-lia: Trước khi phê chuẩn cho phép tương trợ theo Luật tương trợ tư pháp, Tổng chưởng lý hoặc Bộ trưởng Tư pháp phải xem xét cơ sở từ chối yêu cầu tương trợ trong Điều 8 của Luật tương trợ tư pháp và các căn cứ được quy định trong các hiệp định tương ứng mà Ô-xtrây-lia là thành viên [1, tr.13]. Một yêu cầu tương trợ có thể bị từ chối nếu Tổng chưởng lý hoặc Bộ trưởng Tư pháp thấy rằng:
• Yêu cầu liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trừng phạt một người vì một hành động hoặc không hành động mà không cấu thành tội phạm theo luật Ô-xtrây-lia (tội phạm kép);
• Yêu cầu liên quan tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trừng phạt một người vì một hành động hoặc không hành động xảy ra ngoài lãnh thổ nước yêu cầu và pháp luật Ô-xtrây-li-a không quy định là tội phạm đối với hành vi thực hiện bên ngoài lãnh thổ của mình trong trường hợp tương tự (ngoài lãnh thổ);
một người về một hành động hoặc không hành động mà không còn có thể bị truy cứu tại Ô-xtrây-li-a vì hết thời hiệu hoặc bất kỳ lý do nào khác;
• Tương trợ có thể ảnh hưởng tới việc điều tra hoặc xét xử tại Ô-xtrây-lia; • Tương trợ ảnh hưởng tới sự an toàn của người nào đó ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Ô-xtrây-lia;
• Tương trợ sẽ tạo nên gánh nặng thái quá về nguồn lực của liên bang hoặc của một Bang hoặc Vùng lãnh thổ, hoặc khi xem xét toàn bộ tình huống của vụ án được cung cấp mà thấy rằng tương trợ không nên được thực hiện.
Để quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu tương trợ, Tổng chưởng lý hoặc Bộ trưởng Tư pháp cũng phải xem xét tội danh tương ứng ở nước ngoài có bị kết án tử hình hay không.
Theo luật, Ô-xtrây-lia có thể nhận và gửi yêu cầu tương trợ tới bất kỳ quốc gia nào. Quy trình nhận, chuyển yêu cầu tương trợ được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp song phương và các hiệp ước quốc tế đa phương mà Ô- xtrây-lia là thành viên.
Hình thức và nội dung yêu cầu tương trợ đến Ô-xtrây-lia: Theo Luật Tương trợ tư pháp, yêu cầu tương trợ có thể được gửi tới Tổng chưởng lý hoặc người được ủy quyền. Nếu các cơ quan khác hoặc toà án Ô-xtrây-lia nhận được yêu cầu, thì sẽ phải gửi lại Cơ quan trung ương của Ô-xtrây-lia về tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự, đó là Cơ quan trung ương về hợp tác chống tội phạm quốc tế thuộc Vụ Hợp tác hình sự quốc tế của Cơ quan Tổng chưởng lý. Hình thức của yêu cầu tương trợ tư pháp được quy định trong Luật tương trợ tư pháp. Yêu cầu tương trợ tư pháp nên:Nêu bằng văn bản;Miêu tả bản chất của vụ việc hình sự; Tóm tắt nội dung vụ án và tóm tắt luật áp dụng (bao gồm hình phạt cho tội phạm đang bị điều tra) [1, tr.13].
Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự của Ô- xtrây-lia là Cơ quan trung ương về hợp tác quốc tế hình sự thuộc Vụ hợp tác chống tội phạm quốc tế của Cơ quan Tổng chưởng lý. Các Cơ quan thực thi pháp luật cần thông tin về những yêu cầu cần phải có theo quy định của pháp luật của Ô-xtrây-lia đối với tương trợ tư pháp gửi ra nước ngoài thì nên liên lạc với cơ quan này để được
Theo Luật tương trợ tư pháp, sẽ là phạm pháp khi nhân viên liên bang tiết lộ thông tin việc Ô-xtrây-lia nhận yêu cầu tương trợ tư pháp, nội dung của yêu cầu hoặc việc tiếp nhận hay từ chối yêu cầu, trừ khi họ được Tổng chưởng lý hoặc Bộ trưởng Tư pháp cho phép tiết lộ những thông tin này.
Nhìn chung, Chính phủ Ô-xtrây-lia không cho phép tiết lộ thông tin về yêu cầu tương trợ mà Ô-xtrây-lia gửi đi vì các yêu cầu này thường được lập trong quá trình thực thi pháp luật. Tiết lộ thông tin về yêu cầu tương trợ tư pháp có thể ảnh hưởng đến việc điều tra, hoặc truy tố tội phạm.
Điều kiện đối với các yêu cầu tương trợ mà các nước gửi tới Ô-xtrây-lia: Ô-xtrây-lia phối hợp với các quốc gia để đấu tranh chống tội phạm và thu hồi tài sản do phạm tội mà có. Tương trợ tư pháp là một công cụ quan trọng để thực hiện những việc trên.
Yêu cầu tương trợ nên lập càng sớm càng tốt. Ô-xtrây-lia cố gắng hỗ trợ trong những trường hợp khẩn, tuy nhiên sẽ phải tuân thủ những điều kiện cụ thể khi thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp. Các cơ quan dành thời gian thu thập các tài liệu được nêu trong lệnh khám xét và cũng có thể mất nhiều thời gian tổ chức một phiên toà để thu thập chứng cứ trả lời yêu cầu tương trợ [1, tr.15].
Cơ quan trung ương về hợp tác chống tội phạm quốc tế thuộc Vụ Hợp tác chống tội phạm quốc tế, Cơ quan Tổng chưởng lý Ô-xtrây-lia là Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp về hình sự. Yêu cầu tương trợ nên gửi trực tiếp tới: Vụ trưởng; Cơ quan trung ương về hợp tác hình sự quốc tế; Vụ Hợp tác quốc tế hình sự quốc tế; Cơ quan Tổng chưởng lý Ô-xtrây-lia.Yêu cầu tương trợ cũng có thể gửi qua kênh ngoại giao tới Cơ quan Tổng chưởng lý Ô-xtrây-lia.
Chƣơng 2
QUY ĐI ̣NH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SƢ̣ VIỆT NAM VỀ TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP VÀ THƢ̣C TIỄN THI HÀNH