Về chính sách ưu đãi thuế TNDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố hải dương (Trang 97 - 99)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ƣu

3.2.3. Về chính sách ưu đãi thuế TNDN

Như đã nêu ở chương 2 của luận văn, hiện nay chính sách về ưu đãi thuế TNDN còn khá dàn trải, thiếu tập trung thống nhất gây sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin. Luật thuế TNDN năm 2008 và Luật thuế TNDN hiện hành đều có chung một hạn chế là có quá nhiều văn bản, nghị định, thông tư hướng dẫn, thậm chí có trường hợp nghị định này chưa có hiệu lực hoặc mới có hiệu lực một phần thì đã có văn bản khác thay thế hay sửa đổi bổ sung. Trong thời gian tới để việc quản lý có hiệu quả, tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiếp cận với những chính sách thuế, các nhà làm luật nên

nghiên cứu về tất cả các chính sách về ưu đãi thuế TNDN trong các văn bản pháp luật hiện nay và nên có sự thống nhất, tập trung các chính sách lại cho dễ hiểu, dễ áp dụng với cách thức để doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận được thông tin mà không gây trường hợp “loạn chính sách” như hiện nay.

Hơn nữa, Luật thuế TNDN hiện hành (Luật số 32/2013/QH13) dù đã sửa đổi, bổ sung và có sự tiến bộ hơn so với Luật thuế TNDN năm 2008, nhưng xét về diện ưu đãi, chủ thể ưu đãi vẫn chưa thể hiện được hết sự minh bạch, rõ ràng. Diện ưu đãi vẫn còn khá rộng, nhưng lại chưa bao quát được hết toàn bộ các ngành nghề và lĩnh vực. Vì vậy theo tác giả, nên rút gọn lại thêm nữa về diện, ngành nghề và lĩnh vực ưu đãi, cụ thể: Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 218/2014/NĐ-CP quy định áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập trong đó có phần thu nhập từ hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật xuất bản (điểm b khoản 2 Điều 15); điểm c khoản 2 Điều 15 lại quy định phần thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo Luật báo chí; có thể thấy cả hai luật xuất bản và Luật báo chí đều có quy định riêng về ưu đãi, hơn nữa với tình hình xuất bản tràn lan các ấn phẩm như hiện nay (theo thông tin báo chí đã đưa, tình trạng in ấn xuất bản tràn lan hiện nay có nhiều trường hợp không qua kiểm duyệt) thì việc được hưởng ưu đãi như thế này là không nên, bởi điều đó sẽ tạo điều kiện cho các nhà xuất bản lợi dụng và sẽ tìm “kẽ hở” để tranh thủ việc xuất bản hưởng ưu đãi.

Bên cạnh đó cần có sự rõ ràng trong khái niệm về chủ thể được hưởng ưu đãi (Theo phân tích ở Chương 2, vẫn còn sự mơ hồ và không rõ ràng trong việc xác định chủ thể ưu đãi với cụm từ “doanh nghiệp được thành lập từ dự án mới đầu tư” và “thu nhập của doanh nghiệp được thực hiện từ dự án đầu tư mới”). Cần tách bạch rõ hai khái niệm trên để tránh sự nhầm lẫn cho các doanh nghiệp khi áp dụng các quy định của pháp luật, đồng thời thể hiện rõ sự minh bạch của pháp luật Việt Nam khi ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố hải dương (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)