- Gây thương tích với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân
2.1.3. Nghiên cứu so sánh với Bộluật hình sự của một số nƣớc trên thế giớ
trên thế giới
So sánh với luật hình sự của một số nước khác quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để thấy rằng những điểm giống và khác về cách giải quyết trong luật hình sự các nước. Theo Bộ luật hình sự hiện hành của Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ có thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nặng về sức khỏe cũng như thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Đây là một điểm giống với pháp luật hình sự Việt Nam. Nhưng Bộ luật hình sự của Cộng hịa nhân dân Trung Hoa không quy định tình trạng đặc biệt nguy hiểm là một dạng của hậu quả của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như quy định của khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999. Điều 113 Bộ luật hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa năm 1997 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định:
Người nào điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các quy định về an tồn giao thơng gây chết người, gây thương tích nặng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản chung hay tài sản riêng thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động, nếu tình tiết phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 đến 7 năm [53].
Bộ luật hình sự hiện hành của Liên bang Nga năm 1996 khơng những khơng coi tình trạng đặc biệt nguy hiểm là một dạng của hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà cịn khơng coi cả thiệt hại về tài sản là hậu quả của tội này. Điều 260 của Bộ luật này chỉ coi hậu quả chết người, hậu quả thương tích nặng hay nặng vừa là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội này. Điều 260 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định:
1. Việc vi phạm các quy định về an tồn giao thơng và vận hành các phương tiện giao thông do người điều khiển ô tô, tàu điện hoặc các phương tiện giao thông cơ giới khác thực hiện, gây tổn hại nặng hay nặng vừa đến sức khỏe của người khác, thì bị phạt hạn chế tự do đến 5 năm hoặc bị phạt giam từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc bị phạt tù đến 2 năm kèm theo tước quyền đảm nhiệm những chức vụ nhất định hay làm những nghề nhất định trong thời hạn đến 3 năm hay khơng kèm theo hình phạt này.
2. Cũng hành vi đó, nếu gây chết người, thì bị phạt tù đến 5 năm. 3. Hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này nếu gây chết từ hai người trở lên, thì bị phạt tù từ 4 năm đến 10 năm kèm theo tước quyền đảm nhiệm những chức vụ nhất định hay làm nghề nhất định trong thời hạn đến 3 năm.
Ghi chú: Các phương tiện giao thơng cơ giới khác nói ở điều này được hiểu là máy kéo, các phương tiện tự hành khác, xe điện lắp bánh lốp, cũng như xe máy và các phương tiện giao thông cơ giới khác [55].
Cụ thể điều luật xác định phương tiện giao thông bao gồm: ô tô, tầu điện, các phương tiện cơ giới khác (máy kéo, các phương tiện tự hành khác, xe điện bánh lốp, xe máy và các phương tiện giao thơng cơ giới khác). Cịn theo điểm 21 Điều 3 Luật giao thông đường bộ của Việt Nam năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008) thì phương tiện tham gia giao thông bao gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Quy định trên là chưa cụ thể và khá chung chung và dẫn đến trên thực tiễn xử lý người điều khiển xe máy chuyên dùng gây tai nạn thường không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và cũng dẫn đến việc lúng túng trong việc xác định tội danh đối với người vi phạm.
Một điều đáng chú ý là ở một số nước tư bản phát triển (Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ...), hành vi vi phạm quy định về việc uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông hoặc điều khiển phương tiện giao thơng cơ giới mà khơng có giấy phép hợp lệ... bị coi là tội phạm ngay khi chưa gây ra tai nạn. Ở các nước này khơng có tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng nói chung trong Bộ luật hình sự, mà chỉ có tội điều khiển phương tiện giao thơng trong tình trạng sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định; tội điều khiển phương tiện giao thơng cơ giới khơng có giấy phép... trong Bộ luật hình sự, luật giao thơng vận tải.
Ví dụ: Luật số 83-1045 ngày 8/12/1983, Luật giao thơng đường bộ của Cộng hịa Pháp, tại Điều 1 quy định:
Người nào điều khiển phương tiện hoặc kèm một học sinh tập lái trong điều kiện được luật này quy định, trong tình trạng (ngay cả trong trường hợp đó khơng có biểu hiện say rượu) trong máu bị nhiễm cồn với tỷ lệ bằng hoặc vượt quá 0,80 phần nghìn gram hoặc trong hơi thở có chứa tỷ lệ cồn nguyên chất bằng hoặc vượt quá 0,40 miligram/lít thì sẽ bị phạt hai năm tù giam và phạt tiền 30.000 phơ-răng hoặc chịu một trong hai hình phạt này [54].
Luật số 85, công bố ngày 10/3/1987, Bộ luật hình sự của Cộng hịa liên bang Đức cũng quy định hành vi nói trên sẽ bị phạt tù đến 1 năm hoặc bị phạt tiền... [54]. Ngoài ra, Luật số 35, Luật giao thông đường bộ của Cộng hòa liên bang Đức ngày 19/12/1952 (sửa đổi lần cuối cùng ngày 15/12/1990), tại Điều 21 quy định:
Bị phạt tù đến 1 năm hoặc phạt tiền, người: 1- Điều khiển phương tiện giao thơng cơ giới khơng có giấy phép lái xe mà loại phương tiện này địi hỏi phải có giấy phép lái xe hoặc theo Điều 44 của Bộ luật hình sự, hoặc Điều 25 của luật này đã quy định cấm
người đó khơng được điều khiển phương tiện cơ giới hoặc; 2- Là chủ phương tiện giao thông cơ giới đã ra lệnh hoặc để cho một người khơng có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện đòi hỏi phải có giấy phép lái xe... [52].
Việc quy định này thể hiện tính phịng ngừa rất cao.
Ở các quốc gia nói trên, các hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ (vi phạm về tốc độ, tránh vượt sai luật...) mà gây hậu quả chết người, gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho người khác thì người có các hành vi nói trên sẽ bị truy cứu về tội vô ý gây chết người, vô ý gây thương tích hoặc vơ ý làm thiệt hại về tài sản của người khác và họ sẽ bị phạt tù, phạt tiền, đền bù thiệt hại theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và Luật bảo hiểm...
- Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả nguy hiểm cho xã hội (thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản hoặc tình trạng đặc biệt nguy hiểm):
Xuất phát từ nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi có lỗi của mình gây ra, Luật hình sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả tai nạn giao thông xảy ra khi buộc người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Căn cứ khẳng định sự tồn tại mối quan hệ nhân quả này là:
- Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian;
- Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải chứa đựng khả năng trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng này.
Việc xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả tai nạn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự rất phức tạp. Do vậy, trong những trường hợp xử sai loại tội này có khơng ít trường hợp vì xác định quan hệ nhân quả khơng đúng. Tính phức tạp ở đây khơng chỉ do tính phức tạp của việc xác định quan hệ nhân quả nói chung mà cịn do nhiều đặc điểm đặc biệt khác của các vụ tai nạn giao thơng làm tăng tính phức tạp của vấn đề. Đó có thể là tính đa dạng của các hành vi cùng xảy ra liên quan đến tai nạn, có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ, có hành vi khơng phải là hành vi vi phạm, có hành vi là nguyên nhân và có hành vi chỉ là điều kiện của tai nạn giao thơng... Bên cạnh đó, cịn có thể có nhiều sự kiện khác cũng liên quan đến tai nạn giao thơng, như tình trạng đường sá, điều kiện thời tiết; v.v... Để có thể xác định đúng quan hệ nhân quả đòi hỏi trước hết phải xác định các hành vi liên quan nào là hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đồng thời loại trừ ngay những hành vi không vi phạm. Trong phạm vi những hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cần xác định hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây ra tai nạn và cuối cùng phải xác định tai nạn đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng đó.