TIỂU KẾT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 43 - 45)

1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của tội vô ý làm chết người giúp chúng ta nắm rõ những vấn đề cơ bản, đặc trưng của tội danh này. Trong Chương 1, học viên đã a) Đưa ra khái niệm khoa học về tội vô ý làm chết người, về chủ thể của tội vô ý làm chết người, b) Làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người như khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Trong đó, làm rõ đối tượng tác động của tội vô ý làm chết người, hành vi khách quan và một số dạng hành vi của tội vô ý làm chết người diễn ra phổ biến trong thời gian gần đây, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người, làm rõ yếu tố lỗi vô ý trong tội vô ý làm chết người;

2. Làm rõ một số nội dung như: về thời điểm bắt đầu sự sống của một con người; thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự sống của con người. Trên cơ sở đó, đề nghị xác định thời điểm bắt đầu sự sống của một con người độc lập đó là khi người mẹ đã kết thúc quá trình sinh- cơ thể đứa trẻ được tách ra khỏi cơ thể người mẹ. Thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự sống của con người là thời điểm khi người đó thực sự chết - giai đoạn chết sinh học. Giai đoạn chết sinh học là giai đoạn chết thực thể của mô tế bào.

3. Sau khi nghiên cứu các nội dung trên, chúng tôi xin đề xuất các cơ quan có thẩm quyền có chính sách bảo vệ bào thai như một thực thể sống con người. Bào thai đã mang đầy đủ những đặc điểm của sự sống, của một cơ thể sống, đã xác định tính cá thể của mình trên cơ sở sơ đồ gen, hệ đường vân... mang tính riêng biệt. Nhưng do bản thân bào thai quá non nớt, chưa thể độc lập và không thể tự bảo vệ quyền sống cho mình. Xét từ góc độ nhân đạo, chúng ta cần thiết phải công nhận quyền sống của bào thai và bảo vệ quyền sống này. Đề xuất xây dựng trong Chương XII - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người - Bộ luật Hình sự Việt Nam, một quy định về bảo vệ quyền sống của bào thai.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)