Mục tiêu đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 65)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.3. Mục tiêu đến năm 2020

2.1.3.1. Quan điểm phát triển

- Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực nắm vững thời cơ để thu hút đầu tư phát triển nhanh, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, có cơ cấu hợp lý và sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao. Coi trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn và bền vững, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao đa dạng, hiệu quả.

- Đầu tư tập trung, có mục tiêu trọng điểm để hình thành các khu vực động lực và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh Khu kinh tế Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của Tỉnh.

2.1.3.2. Mục tiêu phát triển

Một số mục tiêu quan trọng như sau:

- Mục tiêu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh bình quân giai

đoạn 2011-2015 đạt 17-18%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt trên 19%/năm; + Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Đến năm 2015 tỷ lệ tương ứng giữa ba khối nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 12,4% -

49,7% - 37,9% và năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn dưới 7%; công nghiệp - xây dựng chiếm trên 55% và dịch vụ chiếm khoảng 38%, đáp ứng yêu cầu của một tỉnh công nghiệp;

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt khoảng 800-850 triệu USD và năm 2020 đạt trên 2,5 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19 - 20%/năm;

+ Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 6 - 7% từ GDP vào năm 2015 và trên 7% vào năm 2020.

- Mục tiêu xã hội: Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong tỉnh năm 2015 dưới 0,65% và khoảng 0,5% năm 2020;

+ Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong Tỉnh từ 31,5% hiện nay lên 45% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;

+ Từ nay đến năm 2020, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4,53% xuống dưới 3% năm 2020; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn từ 7,5% xuống khoảng 5% năm 2015 và dưới 3,5% năm 2020;

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3-5%;

+ Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản. Trước năm 2015 đạt 100% số trạm xá xã có bác sĩ; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 18 - 20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020;

- Mục tiêu an ninh quốc phòng: Bảo đảm quốc phòng - an ninh,

phạm và tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, thu NSNN trên địa bàn luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2009 thu ngân sách được 2.848,734 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đạt 132,2% dự toán Bộ, 125,1% dự toán tỉnh giao và bằng 123,6% so với thực hiện năm 2008. Kết quả thu ngân sách 5 năm (2006-2011) như sau:

Bảng 1.2. Kết quả thu NSNN giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Năm Dự toán giao Thực hiện (%) so với dự toán

1 Năm 2006 1.365 1.554,700 113,2% 2 Năm 2007 1.615 1.774,143 109,9% 3 Năm 2008 1.885 2.247,131 119,2% 4 Năm 2009 2.155,300 2.848,735 132,2% 5 Năm 2010 2.520 4.595,480 182,4% 6 Năm 2011 3.460 4.422,041 127,8% 7 Năm 2012 4.433 5.022,130 113,3%

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh vẫn chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chậm phát triển về chất lượng, chưa đảm bảo phát triển bền vững. Sức cạnh tranh và hiệu quả của

kéo dài; sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành tuy đã khá hơn những năm trước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; sản xuất công nghiệp tuy có bước tiến nhưng hiện đại hóa chậm, chưa hình thành các ngành công nghệ cao, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao... Đây là một trong những khó khăn trong việc tạo lập và duy trì nguồn thu cho NSNN.

Thanh Hóa còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác: Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của Tỉnh còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Thanh Hóa không cao và Tỉnh cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư , hiện nay còn có sự chênh lê ̣ch lớn về kinh tế giữa thành phố và những vùng khác .

Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tăng lên nhanh cùng với nhịp độ gia tăng trong cả nước. Tính đến thời điểm năm 2011, Cục thuế Thanh Hóa quản lý trên 6.000 doanh nghiệp, trên 10.000 hộ kinh doanh cá thể.

Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa không những góp phần vào việc tăng thu cho NSNN mà còn góp phần giải quyết một lượng lớn lao động trong Tỉnh cũng như lao động ngoài Tỉnh. Tuy nhiên, cùng với đó là còn có nhiều doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế, chậm nộp thuế làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, cũng như mục tiêu thu NSNN của Tỉnh. Những vấn đề mà tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới là: Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI), thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế...

Để đạt được những m ục tiêu nêu trên, tổng thu của tỉnh Thanh Hóa trong năm tới phải đạt ở mức cao hơn. Điều này đòi hỏi công tác quản lý thu thuế của ngành Thuế Thanh Hóa phải có những bước tiến, những biện pháp thật sự cụ thể để công tác quản lý thu đạt hiệu quả cao nhất.

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

2.2.1. Tổ chƣ́c bô ̣ máy thƣ̣c hiê ̣n pháp luâ ̣t về thuế trên đi ̣a bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong giai đoạn trước năm 2004, bộ máy của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa được tổ chức theo mô hình quản lý theo đối tượng. Theo đó, cơ cấu tổ chức của CQT được tổ chức thành các phòng quản lý theo nhóm NNT là doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể và người có thu nhập cao.

Giai đoạn từ năm 2004 đến nay, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu xây dựng và trình Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt "Chiến lược cải cách và hiện đại hóa Cục Thuế đến năm 2010". Theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu tổ chức Cục Thuế, Cục Thuế được sắp xếp lại tổ chức.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 108/QĐ- BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp của Tổng cục Thuế, chịu sự kiểm tra của Thanh tra Bộ và các vụ chức năng thuộc Bộ Tài chính; có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy định của Bộ Tài chính về

HĐND cấp tỉnh, được UBND cùng cấp tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.

Qua từng thời kỳ, tổ chức bộ máy Cục Thuế vừa xây dựng, vừa hoàn thiện, đội ngũ cán bộ công chức được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, toàn ngành Thuế tỉnh Thanh Hóa có 1.530 cán bộ, công chức ở 27 Chi Cục thuế các Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc và các phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục. Thực hiện Chỉ thị số 04-CT/BTC ngày 30/01/2012 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, các văn bản hướng dẫn. Kết quả đã có 01 Cục trưởng; 04 Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý các công việc chuyên môn; 49 cán bộ lãnh đạo Phòng, 92 cán bộ lãnh đạo Chi cục Thuế và 350 cán bộ lãnh đạo Đội. Tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa gồm 14 phòng chức năng và 27 chi cục Thuế (thành phố, huyện, thị xã) trực thuộc.

Năm 2012, đã bổ nhiệm 71 công chức; bổ nhiệm lại 100 cán bộ lãnh đạo; luân phiên, luân chuyển 123 cán bộ và chuyển đổi vị trí công tác 252 cán bộ; cử 14 công chức đi đào tạo sau đại học; cao cấp lý luận chính trị 03 người; quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên 90 người; quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính 07 người; kế toán nâng cao 03 người; bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính 13 người; 1.254 lượt cán bộ, công chức được bồi dưỡng, tập huấn về tin học, nghiệp vụ thuế.

Mô hình bô ̣ máy tổ chức Cục Thuế t ỉnh Thanh Hoá có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Cùng với kết quả về số thu NSNN ngày một tăng, quá trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế trên địa bàn Tỉnh cũng đang được đẩy mạnh. Theo đó, việc tiếp xúc trực tiếp với NNT giảm dần, các chức năng khác theo hướng đổi mới được hình thành và tăng cường như: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; thu nợ, cưỡng chế về thuế; thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật…

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Cục Thuế và các chi cục Thuế được quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 và Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

2.2.2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, CQT các cấp đảm bảo thực hiện tốt phương châm hành động theo Tuyên ngôn của ngành "minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới". Thường xuyên tổ chức Hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế mới nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tăng cường phối hợp với các cơ quan báo đài trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế; tổ chức tuyên dương khen thưởng NNT thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế. Nâng cao chất lượng hệ thống trang thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh, duy trì và thực hiện việc hỗ trợ NNT theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho NNT; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp cải cách TTHC thuế, thực hiện tốt cơ chế "một cửa" tại bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ, tạo sự gần gũi, thân thiện với NNT.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh phát sóng chuyên mục "Chính sách thuế với cuộc sống" với tần suất phát sóng 2 kỳ/tháng; phối hợp với cơ quan báo đài đưa tin, tuyên truyền những nội dung chính sách pháp luật thuế mới và tình hình thực hiện nhiệm

dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế có nhiều đóng góp cho NSNN và với Ban Thi đua khen thưởng của tỉnh lựa chọn trình UBND tỉnh tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu. Cục thuế đã tập huấn, hướng dẫn chính sách cho các doanh nghiệp và tổ chức chi trả thu nhập trên địa bàn, số lượng người tham gia 2500 lượt người. Triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong việc thực hiện chế độ chính sách thuế như: duy trì đường dây nóng để hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho NNT trong quá trình thực hiện chính sách thuế; hỗ trợ kỹ thuật và thủ tục để thực hiện kê khai, nộp hồ sơ thuế qua mạng Internet. Định kỳ phối hợp với Chi nhánh VCCI Thanh Hóa tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc với NNT, thông qua Hội nghị đã giúp đỡ cho doanh nghiệp đã tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Ngành Thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện kế hoạch "Ngày Pháp luật" hàng tháng để kịp thời truyền tải và quán triệt các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và chính sách thuế đến mọi cán bộ, công chức, viên chức thuế.

2.2.3. Bố trí, đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lƣ̣c và điều kiê ̣n bảo đảm

khác để thực hiện pháp luật thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngành Thuế tỉnh Thanh Hóa tiến hành tuyển dụng công chức mới qua hình thức thi tuyển do Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế tổ chức và ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện công tác rà soát, bổ sung, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo đảm bảo đúng quy trình qui định luân chuyển và luân chuyển, luân phiên công việc theo Quy chế 1197/QĐ-TCT ngày 04/11/2007 của Tổng cục Thuế, công văn số 55/CV-TU ngày 12/6/2006 của Tỉnh ủy. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ; triển khai thực hiện chính sách cán bộ kịp thời, đúng chế độ chính sách, nâng bậc lương và nâng lương thường xuyên định kỳ cho 635 cán bộ; thông qua công tác thanh tra,

kiểm tra đã phát hiện một số cán bộ ở các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh vi phạm đã xử lý kỷ luật.

Toàn ngành đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức thường xuyên rà soát, lựa chọn kịp thời và cử công chức đủ điều kiện tham dự các kỳ thi chuyên viên chính, kiểm soát viên chính; phong trào học tập trong cán bộ, công chức được nâng lên: học sau đại học, học cao cấp lý luận chính trị, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính, cử cán bộ tham dự bồi dưỡng công chức mới do Tổng cục Thuế tổ chức, bồi dưỡng tập huấn tin học, nghiệp vụ theo chức năng cho cán bộ, công chức.

Luôn quản lý, kiểm tra và theo dõi thường xuyên hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng truyền thông, đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, ổn định, các sự cố về hệ thống mạng và hạ tầng truyền thông cơ bản đã được xử lý. Triển khai mới ứng dụng QLT nhà đất, đã hoàn thành cài đặt phần mềm ứng dụng, tổ chức tập huấn cho 27 chi cục thuế. Nhận và truyền file dữ liệu, đổ dữ liệu vào phần mềm ứng dụng cho 27/27 Chi cục Thuế. Hoàn thành việc triển khai ứng dụng Quản lý ấn chủ và Website tra cứu hóa đơn cho Văn phòng Cục và 27 Chi cục Thuế. Hoàn thành việc nâng cấp 25 phiên bản của 11 ứng dụng tin học tại Văn phòng Cục; nâng cấp 28 phiên bản của 13 ứng dụng tin học tại các Chi cục Thuế mô hình cấp Cục, nâng cấp 27 phiên bản của 10 ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)