Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và quy trình thực hiện pháp luật thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 39)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và quy trình thực hiện pháp luật thuế

giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất. Tuy vậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Qua nghiên cứu vai trò của pháp luật thuế ở nước ta cho phép rút ra kết luận: để pháp luật thuế phát huy vai trò đối với nền kinh tế và đời sống xã hội đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vai trò, chức năng của nó. Nhận thức về vai trò của thuế quyết định việc xây dựng nội dung các quy phạm pháp luật thuế. Nội dung điều chỉnh các quy phạm pháp luật thuế là cơ sở, điều kiện bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật thuế. Do nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật thuế, cuộc cải cách hệ thống pháp luật thu NSNN ở nước ta tiến hành từ đầu những năm 90 đã phát huy vai trò nhiều mặt của pháp luật thuế.

1.2. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và quy trình thực hiện pháp luật thuế pháp luật thuế

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật thuế

1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật thuế

Trước hết, cần hiểu về khái niệm thực hiện pháp luật. Khái niệm thực hiện pháp luật được diễn đạt như nhau trong các giáo trình lý luận chung tại các cơ sở đào tạo pháp lý. Theo quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đều đưa ra rằng: "Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [65, 66]. Quan niệm này đã tồn tại và được sử dụng trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chưa thể nói đây là một định nghĩa hoàn thiện về thực hiện pháp luật vì: Thứ nhất, không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một quá trình hoạt động. Quá trình được hiểu là "trình tự phát

triển, diễn biến của một sự việc nào đó" [74], do đó quá trình hoạt động có nghĩa là xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định. Trong khi đó, có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi đơn lẻ; Thứ hai, có những trường hợp cụ thể, chủ thể thực hiện pháp luật không nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. Các giáo trình nêu trên cũng có quan điểm tương đồng nên đều giải thích rằng "Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với những quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế của các quy phạm pháp luật" [65, 66]; “Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó” [65, 66]. Theo quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội “thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [66]. Hay diễn đạt một cách khác: “thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật [36]. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Nhà nước dùng pháp luật để quản lý, điều chỉnh các lĩnh vực trong đời sống xã hội, một trong những lĩnh vực thiết yếu và quan trọng gắn liền với sự

tồn tại của Nhà nước, sự phát triển của quốc gia, đó là lĩnh vực thuế. Trong quá trình soạn thảo và ban hành các quy định pháp luật thuế, nhà làm luật chủ yếu hướng đến việc tìm kiếm những cách xử sự có lợi cho xã hội, cách xử sự cần phải có nhằm thiết lập trật tự xã hội trong lĩnh vực thuế để yêu cầu hoặc đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải xử sự theo; đồng thời tìm ra những xử sự có hại cho xã hội để ngăn cấm thực hiện. Mục đích cuối cùng của việc tìm kiếm này là điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn.

Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản rằng: Thực hiện pháp luật về thuế là quá trình hoạt động có mục đích của các cơ quan có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, đưa pháp luật về thuế đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp (hành động hoặc không hành động) của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật; với mục đích các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế phải chấp hành về mặt pháp lý một cách nghiêm túc và đầy đủ theo quy định của Nhà nước.

1.2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật thuế

Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy, thực hiện pháp luật có một số dấu hiệu cơ bản sau đây:

Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người. C. Mác đã từng khẳng định: “Ngoài hành vi của mình ra tôi không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải đối tượng của nó. Những hành vi của tôi - đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật bởi hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành” [41]. Vì lí do này mà chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một chủ thể nào đó rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp

luật mà ta có thể xác định được là họ có thực hiện pháp luật hay không. Hành vi thực hiện pháp luật thuế của các chủ thể có thể được thực hiện dưới dạng hành động, tức là thể hiện qua những lời nói, cử chị, tác động nhất định, ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, thỏa thuận, kí kết hợp đồng mua bán…; song cũng có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định.

Thứ hai, thực hiện pháp luật thuế phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật thuế. Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật thuế là sự hiện thực hóa các quy định của pháp luật thuế hay làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước đối với các chủ thể được nêu trong các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực. Nói cách khác, thực hiện pháp luật thuế là biến các quy định của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng không thể được coi là thực hiện pháp luật thuế.

Thứ ba, thực hiện pháp luật thuế phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình. Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ thể khác nhau. Chủ thể là tổ chức thì có năng lực hành vi pháp luật từ khi nó được thành lập hoặc được công nhận.

1.2.2. Các hình thức và quy trình thực hiện pháp luật thuế

1.2.2.1. Các hình thức thực hiện pháp luật thuế

Yêu cầu của Nhà nước đối với các chủ thể trong hoạt động quản lý, thu và nộp thuế được thể hiện dưới các quy định của pháp luật khá đa dạng

nên cách thức thực hiện các quy định đó cũng khác nhau, có thể là bằng hành động hoặc không hành động. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện, khoa học pháp lí xác định thực hiện các quy phạm pháp luật, yêu cầu của các quy phạm pháp luật mà chia thực hiện pháp luật thuế thành bốn hình thức là tuân theo pháp luật thuế, thi hành pháp luật thuế, sử dụng pháp luật thuế và áp dụng pháp luật thuế.

Tuân theo pháp luật thuế theo nghĩa hẹp và dưới góc độ lý luận chung là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật trong lĩnh vực thuế cấm. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cấm đoán trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng không hành động. Trong thực tế, nhiều khi thuật ngữ tuân theo pháp luật lại được thể hiện theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ việc thực hiện pháp luật nói chung.

Thi hành pháp luật thuế là hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thuế, mà ở đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành động tích cực, tức là thực hiện những hành vi mà pháp luật lĩnh vực thuế bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế… Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật về thuế bắt buộc trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng hành động. Thi hành pháp luật thuế (còn gọi là chấp hành pháp luật thuế) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thuế thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành động tích cực. Các quy phạm pháp luật bắt buộc (các quy phạm quy định nghĩa vụ chủ thể phải tiến hành) được thực hiện ở hình thức này. Ví dụ, tổ chức kinh doanh thực hiện nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Giống như tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật cũng có thể được hiểu theo nghĩa rộng, tương đương như thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, Điều 13 Luật Thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những nội dung cần thiết của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước”, từ “thi hành” trong quy định này có thể được hiểu đồng nghĩa với từ “thực hiện”.

Sử dụng pháp luật thuế là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các đối tượng nộp thuế thực hiện quyền chủ thể, quyền tự do pháp lý của mình, tức là thực hiện những hành vi mà pháp luật thuế cho phép. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm cho phép, các quy phạm pháp luật thuế quy định về quyền và tự do pháp lí của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này. Đương nhiên, vì quyền lợi và tự do pháp lí là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật thuế là hình thức thực hiện pháp luật thuế trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tổ chức cho các đối tượng nộp thuế thực hiện các quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật thuế để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Ở hình thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật thuế luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện hoạt động này.

Như vậy, cho thấy, mỗi loại chủ thể pháp luật có cách thức thực hiện pháp luật thuế khác nhau: Đối với cá nhân và các tổ chức không có thẩm quyền thì thực hiện pháp luật thuế dưới các hình thức như tuân thủ, thi hành,

sử dụng pháp luật, còn đối với cơ quan nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thuế (thẩm quyền) còn được tiến hành dưới hình thức áp dụng pháp luật. Có thể nói, giữa các hình thức thực hiện pháp luật thuế luôn có sự đan xen, bao chứa và gắn bó chặt chẽ với nhau, không biệt lập với nhau. Các chủ thể thông thường phải cùng đồng thời tiến hành thực hiện các quy định pháp luật thuế dưới nhiều hình thức khác nhau, bởi pháp luật thuế là một hệ thống, giữa các quy định pháp luật nói chung, lĩnh vực thuế nói riêng luôn có sự liên hệ, gắn bó, ràng buộc lẫn nhau nên không thực hiện quy định pháp luật này sẽ không thể thực hiện được các quy định pháp luật khác.

1.2.2.2. Quy trình thực hiện pháp luật thuế

Thực hiện pháp luật nói chung, cũng như trong lĩnh vực thuế nói riêng là rất phức tạp, bởi vì để thực hiện được một quy trình pháp luật thuế, nhiều khi đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, thông qua nhiều thủ tục khác nhau, với những mối liên hệ đa chiều, tương tác về vật chất, về pháp lí, tổ chức, kĩ thuật, tâm lí và những mối liên hệ khác. Có quan niệm cho rằng, quy trình thực hiện pháp luật bao gồm các khâu nối tiếp nhau sau đây: "Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật; hướng dẫn giải thích pháp luật; cơ chế, bộ máy thực hiện pháp luật; kiểm tra, giám sát bảo đảm tuân thủ pháp luật; tổng kết, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của pháp luật qua quá trình áp dụng" [29]. Tuy nhiên, để tiện cho việc theo dõi có thể chia hoạt động thực hiện pháp luật thuế thành hai giai đoạn cơ bản là: Chuẩn bị đưa văn bản hay quy định pháp luật thuế và thực tế thực hiện chúng trong đời sống xã hội.

Chuẩn bị đưa văn bản hay quy định pháp luật thuế vào thực hiện. Để có thể thực hiện được văn bản hay quy định pháp luật thuế đòi hỏi phải:

Ban hành các văn bản quy định chi tiết, giải thích hoặc hướng dẫn thi hành văn bản hay quy định pháp luật thuế đó (nếu thấy cần thiết);

Ban hành văn bản hay quy định về trình tự thủ tục thực hiện (nếu chưa có); Tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tinh thần của văn bản hay quy định pháp luật thuế tới cán bộ, nhân dân và các đối tượng có liên quan để có nhận thức chính xác đầy đủ chúng, biết được những gì nên làm, những gì phải làm, những gì có thể làm được, những gì không được làm..., từ đó, mỗi chủ thể sẽ tự quyết định hành vi của mình, tự giác thực hiện pháp luật thuế;

Các hoạt động liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ (nếu cần thiết) như: phân công cơ quan hay những người có chức vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản hay quy định pháp luật thuế đó; thành lập thêm những cơ quan hay bộ phận nếu chưa có, tuyển dụng hoặc đào tạo cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)