1.2.1. Tiêu chí về người xúi giục
- Về mặt chủ quan của người xúi giục
Xét yếu tố lỗi, ngườ i xúi giu ̣c phải thực hiê ̣n hành vi xúi giu ̣c với lỗi cố ý
trực tiếp. Vì người xúi giu ̣c có ý thức rõ ràng là thúc đẩy người chưa thành niên
phạm tội , hành vi xúi giục là hành vi có chủ định, có động cơ, mục đích cụ thể, hướng đến việc gây ra một thiệt hại nhất định cho xã hội mà người xúi giục mong muốn đạt được. Tuy nhiên, người xúi giục không trực tiếp thực hiện hành vi phạm
tội mà thực hiê ̣n gián tiếp thông qua người chưa thành niên nhằm đạt mục đích .
Người xúi giục nhận thức rõ ràng hành vi xúi giục của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thấy hành vi đó có tác động đến người chưa thành niên dẫn đến việc người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội, thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Bên ca ̣nh đó, các dạng hành vi lôi kéo , dụ dỗ, thúc đẩy, cưỡng ép, ép buộc đã thể hiê ̣n rõ lỗi trong thực hiê ̣n hành vi phải là lỗi cố ý.
Hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội không thể đươ ̣c thực hiê ̣n với lỗi vô ý. Vì, hành vi này luôn hướng tới tội phạm cụ thể và người chưa thành niên cụ thể nhằm đa ̣t được mu ̣c đích đă ̣t ra, hâ ̣u quả trực tiếp của hành vi xúi giu ̣c chính là viê ̣c người chưa thành niên thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i . Vì vậy trong mặt chủ quan của người xúi giục phải tồn ta ̣i mong muốn hâ ̣u quả đó xảy ra; không thể
có việc người xúi giục thực hiện hành vi lôi kéo , kích động , thúc đẩy nhằm mục đích để người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i nhưng la ̣i cho rằng người chưa thành niên sẽ không phạm tội hoặc việc người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i có thể ngăn ngừa được hoă ̣c người xúi giu ̣c không thể thấy trước hành vi xúi giu ̣c của mình sẽ không dẫn đến việc người chưa thành niên phạm tội.
Xét về mặt nhâ ̣n thức của người xúi giu ̣c đối với đô ̣ tuổi của người chưa thành
niên: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm những tình tiết phản ánh
đă ̣c điểm thuô ̣c về mă ̣t khách quan, chủ quan hoặc nhân thân người phạm tội [5, tr.
397]. Trong đó , xúi giục người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i là mô ̣t tình tiết thuộc về
mă ̣t khách quan, tồn ta ̣i ngoài ý thức chủ quan của con người ; bản thân hành vi xúi giục, đối tươ ̣ng bi ̣ xúi giu ̣c và hậu quả của hành vi xúi giục đã làm tăng mức đô ̣ nguy hiểm cho xã hô ̣i của hành vi phạm t ội. Do đó, người xúi giục không cần phải nhâ ̣n thức được hoă ̣c buô ̣c ho ̣ phải nhâ ̣n thức được đối tượng mà mình tác động đến là người chưa thành niên, mà chỉ cần xác định người bị xúi giục là người chưa thành niên thì hành vi của người xúi giu ̣c đã bi ̣ coi là xúi giu ̣c ngườ i chưa thành niên phạm tội . Chính vì vậy , tác giả không đồng tình với quan điểm cho rằng áp dụng
tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tộ i đòi hỏi “người xúi giục phải nhận
thức được người mà mình xúi giục là người chưa đủ 18 tuổi” [28, tr. 170]. Trong thực tế, nhiều trường hợp người xúi giục không xác định được người bị xúi giục là người chưa thành niên ; nhiều trường hợp họ xác định được nhưng cố tình khai báo không biết đó là người chưa thành niên , nhất là các trường hợp người bi ̣ xúi giu ̣c ở đô ̣ tuổi giáp ranh 18 tuổi. Tuy nhiên, tình tiết này không phụ thuộc vào ý thứ c chủ quan của người xúi giu ̣c nên ở trường hợp trên, hành vi của người xúi giu ̣c vẫn là xúi giục người chưa thành niên phạm tội.
- Về hành vi của người xúi giục
Người xúi giục phải có hành vi tác động mạnh đến tư tưởng, tinh thần người chưa thành niên, có thể làm xuất hiện ý định phạm tội hoă ̣c củng cố ý định phạm tội đã có sẵn ở người chưa thành niên nhưng cuối cùng đều phải đi đến viê ̣c thúc đẩy người chưa thành niên thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣ i. Hành vi xúi giục luôn được th ể
hiện dưới dạng hành động với các tác đô ̣ng trực tiếp thông qua hai phương thức
thực hiện là phương thức thuyết phục và phương thức bắt buộc, cụ thể: “Hành vi
xúi giục được thể hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như : kích động, rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ , lừa gạt , đe dọa , cưỡng ép , thúc đẩy” [5, tr. 262] nhằm tác động để người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội theo ý muốn của người xúi giục.
Hành vi xúi giục phải trực tiếp, cụ thể, có nghĩa là người xúi giục phải bằng hành động cụ thể, tác động trực tiếp vào một hoặc một số người cụ thể và hướng tới mục đích thực hiện một tội phạm cụ thể. Mọi hành vi chung chung, không nhằm vào con người cụ thể, không hướng đến một hành vi phạm tội cụ thể thì không phải là dạng hành vi xúi giục trong xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i.
- Về độ tuổi của người xúi giục
Trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự hiê ̣n hành không có điều luâ ̣t nào quy định về chủ thể bị áp dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i và cũng không có văn bản pháp luật hình sự nào của các cơ quan lập pháp, tư pháp hướng dẫn về nô ̣i dung này. Do đó, có thể hiểu pháp luật hình sự hiện hành thừa nhận việc áp dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội mô ̣t cách bình đẳng giữa người chưa thành niên và người đã thành niên. Người bi ̣ áp du ̣ng tình tiết này chỉ cần thỏa mãn điều kiê ̣n nói chung về chủ thể của tội phạm , không đòi hỏi phải là chủ thể đặc biệt, nghĩa là phải đủ tuổi chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự và có năng lực trách nhiê ̣m hình sự . Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nghĩa là người đó phải từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi thực hiê ̣n tội phạm rất nghiêm trọng với lỗi cố ý hoă ̣c tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Như vâ ̣y, tác giả không đồng tình với quan điểm cho rằng “chỉ
áp dụng tình tiết này trong trường hợp khi người xúi giục là người đã thành niên, còn trong trườ ng hợp nếu người xúi giục cũng là người chưa thành niên thì không áp dụng tình tiết này” [29, tr. 172]; mà chủ thể áp dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội phải bao gồm cả người chưa thành niên và người đã thành niên.
Trường hợp, người xúi giục là người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủ tuổi chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự thì người đó không đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, không thể trở thành chủ thể của tô ̣ i pha ̣m. Như vâ ̣y, sẽ
không đặt ra vấn đề áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự xúi giục người chưa thành niên phạm tội đối với họ.
1.2.2. Tiêu chí về người chưa thành niên bị xúi giục
- Về yếu tố lỗi trong thực hiện tội phạm
Người xúi gi ục có hành vi kích động , dụ dỗ , lôi kéo, mua chuộc hoă ̣c thủ đoa ̣n khác đã tác đô ̣ng ma ̣nh đến tinh thần người chưa thành niên làm nảy sinh ý đi ̣nh pha ̣m tô ̣i hoă ̣c củng cố ý đi ̣nh pha ̣m tô ̣i . Khi người chưa thành niên quyết đi ̣nh thực hiện hành vi phạm tội thì mă ̣t chủ quan của họ đã chứa đựng đô ̣ng cơ, mục đích nhất đi ̣nh; việc quyết định thực hiện hành vi phạm tội thể hiện rõ lỗi của người chưa thành niên phải là lỗi cố ý , có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Bên cạnh đó, người chưa thành niên hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi mà mình thực hiện sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra, mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra. Như vâ ̣y, người chưa thành niên bị xúi giục đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
- Về độ tuổi của người bị xúi giục
Xúi giục người chưa thành niên phạm tội thì bắt buộc người bị xúi giục phải là người chưa thành niên, tức là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên bị xúi giục có thể đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủ tuổi chịu trách nhiê ̣m hình sự đối với tô ̣i pha ̣m mà ho ̣ đã thực hiê ̣n ; tuy nhiên người xúi giu ̣c đều bị
áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự xúi giục người chưa thành niên
phạm tội theo khoản n, điểm 1, điều 48 Bộ luật hình sự. Bên ca ̣nh đó , nếu người chưa thành niên chưa đủ tuổi chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự thực hiện tội phạm thì người có hành vi xúi giục là người thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m và người chưa thành niên được coi là công cụ, phương tiê ̣n để thực hiê ̣n tô ̣i phạm. Còn trường hợp, người chưa thành niên đủ tuổi chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thì người có hành vi xúi giục sẽ giữ vai trò là người xúi giục , người chưa thành niên là người thực hành trong đồng pha ̣m.
- Về hành vi của người bị xúi giục
Khi xem xét đến t ình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội , hành vi của người chưa thành niên bị xúi giục phải là hành vi phạm tội, tức là phải thỏa mãn đủ các dấu hiê ̣u của tô ̣i pha ̣m , cụ thể là: Hành vi nguy hiểm cho xã hô ̣i , trái pháp luâ ̣t hình sự, hành vi được thực hiê ̣n mô ̣t cách có lỗi , do người đủ tuổi chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện [4, tr. 297]. Nếu người
chưa thành niên chưa đủ tuổi chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự hoă ̣c không có năng lực
trách nhiê ̣m hình sự thì người xúi giục trở thành người thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m , hành vi mà người chưa thành niên đã thực hiê ̣n vẫn cấu thành tô ̣i pha ̣m nhất đi ̣nh. Hành vi
phạm tội của người chưa thành niên có thể được thực hiện d ưới dạng hành động
hoă ̣c không hành đô ̣ng . Tuy nhiên, trên thực tế hành vi pha ̣m tô ̣i thường thực hiê ̣n dưới da ̣ng hành đô ̣ng , có thể thông qua công cụ , phương tiê ̣n (như dùng gâ ̣y, gạch,
dao, súng, .v.v.) hoặc thực hiê ̣n bằng các bô ̣ phâ ̣n trên cơ thể (như dùng vũ lực bằng
tay, chân, miệng, tuyên truyền bằng miê ̣ng , .v.v.); hành vi có thể diễn ra trong thời
gian ngắn, cũng có thể diễn ra trong cả một quá trình có tính kéo dài , liên tu ̣c. Bên ca ̣nh đó, hành vi pha ̣m tô ̣i của người chưa thành niên phải liên quan đến hành vi xúi giục . Trường hợp hành vi phạm tội không liên quan đến sự xúi giục thì không có hành vi xúi giục phạm tội và cũng không có hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội.
Trường hợp, hành vi của người chưa thành niên chưa cấu thành tội phạm ,
như: thực hiê ̣n mô ̣t cách không có lỗi, tính nguy hiểm không đáng kể , không có tính trái pháp luật hình sự hoặc có thể chỉ là các vi phạm pháp luật h ành chính, kinh tế, dân sự, lao đô ̣ng hoă ̣c vi pha ̣m đa ̣o đức , vi pha ̣m phong tu ̣c , tâ ̣p quán, truyền thống thì hành vi của người xúi giu ̣c không phải là hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội, khi đó người có hành vi xúi giu ̣c có thể cấu thành một tội phạm độc lập khác (như: tô ̣i du ̣ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp - Điều 252 Bô ̣ luâ ̣t hình sự) hoă ̣c sẽ được điều chỉnh bởi các ngành luâ ̣t tương ứng.
1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xúi giục với hành vi phạm tội
tô ̣i là giữa hành vi xúi giục và hành vi phạm tội của người chưa thành niên phải có mối quan hê ̣ nhân quả với nhau, trong đó hành v i xúi giu ̣c là nguyên nhân , hành vi phạm tội là kết quả.
Hành vi xúi giục là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội của
người chưa thành niên . Trường hợp ban đầu người chưa thành niên chưa có ý đi ̣nh phạm tội thì hành vi xúi giu ̣c có ý nghĩa làm xuất hiê ̣n ý định phạm tội ở người chưa thành niên; trường hợp người chưa thành niên có sẵn ý đi ̣nh pha ̣m tô ̣i , hành vi xúi giục tác động để củng cố ý định phạm tội đó. Kết quả cuối cùng đều phải dẫn đến viê ̣c người chưa thành niên đi đến quyết đi ̣nh thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m , điều này thể hiê ̣n rõ hành vi xúi giục là nguyên nhân của hành vi phạm tội . Nếu không có hành vi xúi giục thì người chưa thành niên cũng khô ng đi đến quyết đi ̣nh thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m ; người chưa thành niên có thể không nảy sinh ý đi ̣nh pha ̣m tô ̣i hoă ̣c chỉ dừng lại ở viê ̣c có ý định phạm tội khi đó hành vi phạm tội sẽ không xảy ra.
Hành vi phạm tội của người chưa thành niên là kết quả của hành vi xúi giục .
Ngườ i chưa thành niên có thể tiếp nhâ ̣n ý đi ̣nh pha ̣m tô ̣i từ người xúi giu ̣c hoă ̣c
củng cố ý định phạm tội và đi đến quyết đi ̣nh pha ̣m tô ̣i do sự xúi giu ̣c của người khác. Như vâ ̣y, hành vi phạm tội xảy ra phụ thuộc vào hành vi xúi giục. Mă ̣t khác, hành vi phạm tội phải liên quan đến sự xúi giục , nếu hành vi pha ̣m tô ̣i không liên quan đến sự xúi giu ̣c thì không cấu thành h ành vi xúi giục phạm tội . Nếu người chưa thành niên có sẵn ý định và đã quyết định thực hiện tội phạm thì người có hành vi xúi giục không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm và hành vi đó không phải là xúi giục người chưa thành niên phạm tội.
1.3. Vấn đề tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội
Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là một tình tiết tăng nặng trách nhiê ̣m hình sự có ý nghĩa làm tăng lên tính nguy hiểm cho xã hô ̣i của hành vi pha ̣m tô ̣i, tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sự đối với người xúi giục. Tuy nhiên Bô ̣ luâ ̣t hình sự không quy đi ̣nh mức đô ̣ tăng nă ̣ng với đi ̣nh lượng cu ̣ thể mà để cơ quan xét xử chủ động xác định khi quyết định hình phạt . Viê ̣c xem xét m ức độ tăng nặng trách nhiê ̣m hình sự của tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội không phải tùy
tiê ̣n, chủ quan duy ý chí của Tòa án mà phải tùy thuộc “số lượng người bi ̣ xúi giục , độ tuổi người bi ̣ xúi giục , tính chất và mức độ xúi giục , tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm” [28, tr. 170]. Cụ thể:
- Số lượng người chưa thành niên bị xúi giục
Như phân tích ở phần trên , xúi giục người chưa thành niên phạm tội không chỉ dẫn đến thiê ̣t ha ̣i trực tiếp do hành vi pha ̣m tô ̣i gây ra mà còn ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên , đẩy ngườ i chưa thành
niên đi vào con đường pha ̣m tô ̣i , làm gia tăng và phức tạp tình hì nh tô ̣i pha ̣m nói
chung, ngườ i chưa thành niên pha ̣m tô ̣i nói riêng ; đồng thời, ảnh hưởng đến sự ổn
đi ̣nh và phát triển bền vững của đất nước . Chính vì vậy, số lượng người chưa thành niên bi ̣ xúi giu ̣c pha ̣m tô ̣i đã thể hiê ̣n tính nguy hiểm của hành vi xúi giục . Xúi giục nhiều người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i bao giờ cũng có tính nguy hiểm cho xã hô ̣i cao hơn , hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng hơn đối với xúi giu ̣c mô ̣t người chưa thành niên phạm tội; do đó mức đô ̣ tăng nă ̣ng trách nhiệm hình sự cũng phải cao hơn. Như vâ ̣y,
khi xác đi ̣nh mức đô ̣ tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sự của tình tiết xúi giục ngư ời
chưa thành niên pha ̣m tô ̣i phải dựa vào số lượng người chưa thành niên bi ̣ xúi giu ̣c.