- Cơng cuộc hồn thiện bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay vẫn tiếp tục đặt ra nhu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập quyền
3.3.6. Hiện đại hóa quyền hành pháp bằng việc áp dụng khoa học công nghệ trong bộ máy quản lý nhà nƣớc
công nghệ trong bộ máy quản lý nhà nƣớc
Hệ thống thông tin điện tử của các Bộ, Tỉnh, Ngành đã bắt đầu cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo của trung ương và địa phương. Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật và công bố trên các phương tiện điện tử. Trong những năm qua, mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nhận thức và khả năng của cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ thơng tin cịn thấp. Trong nhiều năm qua, sự quan tâm của Nhà nước về đầu tư đào tạo cơng nghệ thơng tin cho cán bộ quản lý cịn hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật tin học của nhiều Bộ, Tỉnh (máy tính, mạng internet) được đầu tư nhiều tỷ đồng, nhưng không được đầu tư hợp lý và thường xuyên nên các cơng trình bị dở dang, khơng có điều kiện duy trì, đã xuống cấp, và ở trong tình trạng hoạt động cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động, gây lãng phí rất lớn. Phần lớn các địa phương khơng đầu tư hoặc đầu tư chiếu lệ để triển khai các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước. Việc phát triển tin học hóa quản lý hành chính nhà nước và xây dựng cơ sở dữ liệu thơng tin khơng được hướng dẫn, khơng có quy trình triển khai các phần mềm tin học ứng dụng, nhiều hệ thống thông tin sau khi tin học hóa xong lại khơng
được sử dụng vì khơng đồng bộ với các quy chế, quy trình làm việc hiện hành. Lực lượng kỹ thuật tin học của các tỉnh không được đào tạo và cập nhật kiến thức cơng nghệ mới; chính sách đãi ngộ và hệ thống ngạch bậc, chức danh đối với đội ngũ tin học chuyên trách trong các cơ quan hành chính nhà nước khơng rõ ràng nên các đơn vị tin học ở nhiều Bộ và nhiều địa phương rất yếu, khơng có cán bộ. Nhận thức về tin học hóa quản lý hành chính nhà nước chỉ là cơng việc mang tính khoa học cơng nghệ, cần phải được đặt trong một chương trình cải cách hành chính. Vì vậy, phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề này và có sự điều chỉnh kịp thời, để bộ máy quản lý có khả năng đáp ứng với nhu cầu hội nhập như hiện nay, khi công nghệ thông tin đang trở thành phương tiện chủ yếu, phục vụ công tác quản lý nhà nước của rất nhiều nước trên thế giới.
Thực tế cho thấy, việc tin học hóa trong cơng tác quản lý nhà nước gặp khơng ít khó khăn và chưa đem lại kết quả khả quan, việc quản lý hầu như vẫn áp dụng biện pháp truyền thống. Kết quả tin học hóa chưa hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định hành chính cũng như đáp ứng đầy đủ các bức xúc thông tin của doanh nghiệp và nhân dân. Mặc dù hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ đã hình thành, nhưng việc vận hành các hệ thống thông tin điện tử đã triển khai trong thời gian qua cịn có nhiều hạn chế, khơng đồng đều giữa các địa phương. Bên cạnh những khó khăn về hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin chưa đủ, kinh phí vận hành cịn eo hẹp, khó khăn lớn là q trình cải cách hành chính nhà nước còn chậm, chưa hỗ trợ việc thay đổi phương thức làm việc trong môi trường công nghệ mới. Ðội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công chức chưa có đủ trình độ, nhận thức, thói quen chưa bắt kịp với yêu cầu làm việc chặt chẽ của hệ thống thông tin điện tử trong các cơ quan hành chính nhà nước. Việc nhận thức vai trị của ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cho công tác quản lý điều hành hành chính nói chung cịn thấp, thể hiện ở đầu tư cho tin học hóa, bố trí thời gian, nguồn nhân lực của Bộ, Tỉnh cho chương trình tin học hóa quản lý hành chính nhà nước
cịn hạn chế. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng sau một thời gian thực hiện, cùng với sự cố gắng của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trong việc ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, việc triển khai. Ðề án tin học hóa quản lý nhà nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tạo ra một phương thức làm việc mới có sử dụng cơng nghệ thơng tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức nhà nước, dễ dàng cho người dân trong việc tiếp xúc với các quyết định quản lý cũng như hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đây cũng là một nhân tố góp phần làm công khai, minh bạch hóa bộ máy quản lý nhà nước. Nhiều cơ quan nhà nước đã chuyển từ điều hành thủ cơng truyền thống sang điều hành qua mạng máy tính. Hệ thống thơng tin điện tử của các Bộ, Tỉnh đã vận hành các phần mềm ứng dụng tin học hóa quản lý hành chính nhà nước và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo của Bộ, Tỉnh và Thủ tướng Chính phủ. Rất nhiều cán bộ quản lý đã biết sử dụng thư điện tử hành chính và khai thác mạng internet. Về cơ bản, các hệ thống thông tin đã bắt đầu cung cấp thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Để công tác quản lý nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật tin học và nâng cao trình độ tin học của cán bộ quản lý là một vấn đề cần phải được nhà nước quan tâm và đầu tư đúng mức, góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa nền hành chính điện tử của nước ta.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu: "Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành
pháp ở Việt Nam" chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
Đề tài nghiên cứu làm rõ nội dung, tính chất, vai trị của quyền hành pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đồng thời phân tích thực trạng tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam qua các giai đoạn, đưa ra một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện việc tổ chức, thực hiện quyền này. Trong nền kinh tế thị trường, vai trị của Nhà nước khơng những khơng giảm đi mà cịn ngày càng tăng lên và là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vị trí, vai trị của quyền hành pháp ngày càng trở nên quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam, khi nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đồng thời vẫn tiếp tục quán triệt quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vị trí, vai trị của quyền hành pháp càng quan trọng.
Quyền hành pháp được tổ chức khác nhau qua từng thời kỳ, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước. Có những giai đoạn quyền hành pháp rất mạnh mẽ như cách tổ chức quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 1946. Theo Hiến pháp năm 1946 quyền hành pháp tập trung chủ yếu vào Chủ tịch nước, đã tạo ra cơ chế phản ứng nhanh nhạy của hành pháp. Với sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền hành pháp đã phát huy được hiệu quả của mình, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khó khăn. Nhưng có những giai đoạn các quy định của pháp luật đã làm cho hành pháp không phát huy được hiệu quả của mình như theo Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1992 tập trung quyền hành pháp cho Chính phủ. Chính phủ khơng cịn là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, mà là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyền hành pháp được tổ chức khá độc lập, ngày càng phát huy được hiệu quả của mình trong hoạt động chấp hành và điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong điều kiện đổi mới hiện nay quyền hành pháp của Việt Nam cần tiếp tục được xây dựng theo hướng đề cao vai trị của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu hành pháp, thực hiện tinh giảm bộ máy. Quyền hành pháp của Việt Nam cần phải được tổ chức lại theo hướng đề cao tính độc lập, năng động, chủ động trong hoạt động quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn vai trị của Chính phủ với Chủ tịch nước.
Quyền hành pháp là hoạt động thi hành Hiến pháp pháp luật, quyền hành pháp chủ yếu thuộc về Chính phủ. Chính phủ là chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp. Bên cạnh đó quyền hành pháp cịn được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền là nhà nước thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp - các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương. Quyền lực nhà nước không tập trung vào một cơ quan hay cá nhân nào mà có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính phủ là chủ thể cơ bản, chủ yếu nắm quyền hành pháp ở trung ương nhưng khơng phải là chủ thể duy nhất, mà có sự phân cơng cho các chủ thể khác cùng thực hiện.
Quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp nói riêng là một trong những vấn đề rất phức tạp, địi hỏi phải có sự nghiên cứu hết sức công phu. Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài luận văn Thạc sĩ, còn nhiều vấn đề tác giả chưa kịp đi sâu như: quyền lập quy của cơ quan hành pháp, cơ chế trách nhiệm của quyền hành pháp, nhà nước pháp quyền. Hy vọng sẽ được nghiên cứu tiếp trong thời gian tới. Việc tổ chức thực hiện tốt quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp nói riêng là điều kiện thúc đẩy sự ổn
định chính trị và làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển bền vững, tránh được những xung đột trong xã hội và phát huy được hiệu quả của từng loại quyền. Quyền hành pháp là loại quyền có tác động trực tiếp tới mọi hoạt động của xã hội, địi hỏi phải có một bộ máy thực hiện thực sự năng động, nhạy bén. Để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay cần phải hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức, thực hiện quyền hành pháp và hoàn thiện việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc đổi mới đó phải tiến hành đồng thời và dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục củng cố, phát huy nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như đảm bảo yêu cầu khách quan đối với quyền hành pháp trong việc xây dựng quyền hành pháp độc lập, năng động, sáng tạo, mạnh mẽ và hiệu quả.