Đổi mới pháp luật về quản lý là thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 93 - 99)

. Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất của địa phương cần quy định:

3.2.4. Đổi mới pháp luật về quản lý là thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

hoạch sử dụng đất của vùng thì giao cho Thủ tướng Chính phủ và cũng nên giao cho Thủ tướng Chính Phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh( thẩm quyền này hiện quy định của Chính Phủ).

Thứ hai, pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng cần có những quy định để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia vào xây dựng và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cần có những quy định cụ thể để chủ thể xây dựng quy hoạch áp dụng những phương pháp mới, tiến bộ trong quá trình lập quy hoạch để lựa chọn được phương án sử dụng đất hợp lý nhất. Khi xây dựng quy trình kỹ thuật về xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần tham khảo quy trình chuẩn của FAO. Theo FAO quy trình xây dựng quy hoạch gồm 10 bước sau đây:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan. Bước 2: Tổ chức công việc.

Bước 3: Phân tích vấn đề.

Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi. Bước 5: Đánh giá đất đai.

Bước 6: Đánh giá khả năng chọn lựa. Bước 7: Chọn lựa khả năng tốt nhất

Bước 8: Chuẩn bị cho qui hoạch sử dụng đất đai Bước 9: Thực hiện qui hoạch.

Bước 10: Giám soát và rà soát chỉnh sửa qui hoạch

Có tham khảo những tài liệu chuẩn của các tổ chức quốc tế đó chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế đồng thời vẫn sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai vô cùng quý giá của quốc gia.

3.2.4. Đổi mới pháp luật về quản lý là thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoạch sử dụng đất

Thứ nhất, để tăng cường tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất, pháp luật cũng cần xác định trách nhiệm thực hiện quy hoạch một cách rõ ràng.

Giao trực tiếp trách nhiệm cho các Bộ và Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó vẫn cần nhấn mạnh vai trò của Bộ tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và còn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, để tránh tình trạng sử dụng đất trái mục đích, trái quy hoạch như trong thời gian qua. Cụ thể nên đổi mới quy định về thực hiện quy hoạch sử dụng đất như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo toàn quỹ đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được xét duyệt; chỉ đạo Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

- Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố.

Tóm lại, việc quy định trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần theo hướng quy định thực quyền, cơ quan nào đang thực hiện các công việc đó trong thực tế thì quy định cho họ quyền hạn để gắn trách nhiệm của họ đối với những hiệu quả công việc mà họ thực hiện.

Thứ hai, pháp luật quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cũng cần có những quy định để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tức sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt và có hiệu lực thi vẫn cần tiếp tục giám sát. Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện hành chưa chú trọng đến khâu giám sát sau phê duyệt của các quy hoạch và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như xây dựng trái phép trên đất đã quy hoạch, chuyển mục

đích sử dụng đất trái quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng với quy hoạch. Có địa phương chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho các dự án xong mới trình xin sửa đổi quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt diện tích trồng lúa nước cần có quy định rõ ràng, khoach vùng bảo vệ để tránh tình trạng chuyển sang đất công nghiệp, dịch vụ, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong thời gian tới. Những hành vi vi phạm pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra khá phổ biến ở các địa phương, song việc kiểm tra, phát hiện để xử lý kịp thời lại chưa được chú trọng. Cần bổ sung những quy định, những chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

KẾT LUẬN

Hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, nó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên hoạt động này hiện nay của cả nước và các địa phương đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần xem xét, nghiên cứu. Trong phạm vi một luận văn cao học luật, tôi đã cố gắng nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tìm hiểu thực trạng pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước, đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như khái niệm, đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ở phần này, sau khi nêu ra một số quan niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tôi đã đưa ra định nghĩa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dưới góc độ pháp lý và phân tích các đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, phân tích ý nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ ba, trình bày quan niệm về pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng phương pháp nhấn mạnh vai trò của pháp luật đất đai, phân tích yêu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, từ đó xây dựng khái niệm về pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ tư, khái quát về sự hình thành và phát triển của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam qua các thời kỳ (trước năm 1980, từ năm 1980 đến năm 1986, từ năm 1986 đến 1993, từ sau năm 1993 đến nay).

Thứ năm, nêu và phân tích các quy định chung của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như: nguyên tắc, căn cứ, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nêu và phân tích các quy định của pháp luật về trình tự, thẩm quyền xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ sáu, phân tích thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam trong phạm vi cả nước và một số địa phương dưới góc độ ghi nhận những kết quả đạt được (mặt tích cực) và những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ việc đưa ra những số liệu và những ví dụ chứng minh cụ thể từ đó đối chiếu với các quy định của pháp luật để nêu khái quát tình hình thực hiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ bảy, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và bình luận những vấn đề đặt ra.

Thứ tám, đưa ra những yêu cầu của việc đổi mới pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mạnh dạn đề xuất những giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang là vấn đề nóng, được xã hội quan tâm dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài nghiên cứu giả đã cố gắng giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, song chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài, để đề tài được hoàn thiện hơn ở những lần nghiên cứu sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)