Thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội bằng các văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế hoá sự lãnh đạo của đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 83 - 85)

Trung ƣơng Đảng gồm Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, các ban đảng Trung ƣơng. Nhƣng do khuôn khổ của Luận án nên Nghiên cứu sinh chủ yếu viết trong phạm vị của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị và Ban Bí thƣ. Mặt khác, do đặc thù của hệ thống chính trị nƣớc ta và Đảng ta, nên nhiều văn bản liên quan đến vấn đến vấn này ở dạng MẬT do đó, tác giả xin phép không tham chiếu cụ thể mà chủ yếu nêu các vấn đề chính dƣới dạng khoa học pháp lý và công tác đảng mà thôi.

Về nội dung Đảng lãnh đạo Quốc hội theo các quy định trong Đảng

Nhƣ chúng ta biết, Ban Chấp hành Trung ƣơng có thẩm quyền là: xác định chủ trƣơng và nội dung cơ bản sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, định hƣớng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chủ yếu trong chiến lƣợc kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm. Cho chủ trƣơng đầu tƣ những dự án, công trình quan trọng quốc gia trƣớc khi Quốc hội xem xét, quyết định. Xác định chiến lƣợc bảo vệ tổ quốc, phƣơng hƣớng hoạt động đối ngoại, việc Việt Nam tham gia công ƣớc, điều ƣớc , ký kết hiệp định song phƣơng, đa phƣơng đặc biệt quan trọng cần có sự phê chuẩn hoặc xin ý kiến Quốc hội. Định hƣớng về bầu cử đại biểu Quốc hội, tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ƣơng , Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thƣ Trung ƣơng Đảng tham gia Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách. Quyết định giới thiệu nhân sự ứng cử, đề cử, rút khỏi chức danh Chủ tịch Quốc hội. Cho ý kiến về chủ trƣơng thành lập, sát nhập, chia tách các cơ quan của Quốc hội. Góp ý kiến với báo cáo công tác giữa nhiệm ký và cuối nhiệm kỳ của Chủ tịch Quốc hội.

Bộ Chính trị, cho ý kiến về một số vấn đề lớn cả đất nƣớc liên quan đến đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, xác định phƣơng hƣớng, chính sách đối ngoại. Chủ trƣơng xử lý tình huống đặc biệt của đất nƣớc nhƣ tổng động viên, động viên cục bộ, tính trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh…Cho chủ trƣơng đăng cai, những nội dung chủ yếu khi hoạt động đối ngoại có Chủ tịch Quốc hội tham gia,

chƣơng trình và nội dung hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội. Định hƣớng về chƣơng trình xây dựng pháp luật dài hạn, quan điểm và nội dung cơ bản của một số dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Phân công công tác đối với các đồng chí lãnh đạo của Quốc hội là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ. Quyết định giới thiệu hoặc đề nghị nhân sự để Quốc hội bầu, quản lý cán bộ, đình chỉ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, nghỉ hƣu đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý (nhƣ Ủy viên Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội trở lên và tƣơng đƣơng).

Ban Bí thƣ cho chủ trƣơng thành lập, giải thể các cơ quan thuộc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Giới thiệu, quản lý, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, kỷ luật, gợi ý kiểm điểm và để nghỉ hƣu cán bộ Quốc hội diện Ban Bí thƣ quản lý (có phụ cấp lãnh đạo từ 1,25 mà không phải hàm bộ trƣởng và tƣơng đƣơng. Hiện nay, khóa XIII đã điều chỉnh phụ cấp chức vụ của Đại biểu chuyên trách là 1,25).

Quy định về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng với Quốc hội theo quy định trong các Quy chế hoạt động của Trung ƣơng Đảng:

- Trƣớc khi Trung ƣơng quyết định các vấn đề liên quan đến Quốc hội thì phải lấy ý kiến Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội. Nếu có ý kiến khác nhau thì phải báo cáo với Ban Chấp hành Trung ƣơng và khi cần thiết đại diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ hoặc Tổng Bí thƣ phải trực tiếp trao đổi lại với Quốc hội.

- Đồng chí Thƣờng trực Ban Bí thƣ chỉ đạo Văn phòng Trung ƣơng Đảng thực hiện chế độ thông tin của Trung ƣơng Đảng với Quốc hội.

- Văn phòng Trung ƣơng Đảng phối hợp với Quốc hội theo dõi lịch công tác đi cơ sở của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Ở khía cạnh này chúng ta thấy những năm gần đây, Trung ƣơng đã rất quan tâm đến việc thể chế bằng cách quy định vào Quy chế làm việc của Trung ƣơng. Thông thƣờng ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ƣơng sẽ giao cho các đồng chí có trách nhiệm, kinh nghiệm trong công tác chủ trì việc xây

dựng quy chế. Văn phòng, các ban xây dựng đảng ở Trung ƣơng có trách nhiệm tham mƣu, giúp việc cho bộ phận nêu trên trình dự thảo Quy chế vào phiên thứ II hoặc thứ III của Ban Chấp hành. So sánh quy chế làm việc của Trung ƣơng Đảng mấy khóa gần đây chúng ta thấy.

Một là, quy chế ngày càng có tính cụ thể hơn. Chỉ so riêng về số lƣợng trang văn bản A4, trƣớc đây chỉ là một con số, hiện nay Quy chế có tới 2 chữ số trang văn bản. Các quy chế trƣớc quy định sự lãnh đạo của Đảng theo hƣớng chung, hiện nay trong quy chế đã nêu cụ thể nội dung lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ đối với Nhà nƣớc, Quốc hội, Mặt trận và đoàn thể chi tiết thế nào (nhƣ đã nêu với Quốc hội phía trên).

Hai là, quy chế đƣợc xây dựng sát với tình hình thực tiễn hơn. Thông thƣờng các quy chế có sự kế thừa của quy chế các nhiệm kỳ trƣớc đó đã ban hành. Từ ngày đổi mới, mở cửa, các quy chế này có sự điều chỉnh lớn so với các quy chế thời kỳ cách mạng và quan liêu báo cấp. Các bản quy chế sau này xây dựng trên tƣ duy đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền khi phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Các bản quy chế gần đây ngày càng thích ứng và đáp ứng cơ bản những đòi hỏi trong tình hình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế hoá sự lãnh đạo của đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)