Pháp luật có vai trò to lớn, thiết thực đối với con ngƣời trong xã hội hiện đại. Mỗi một ngành luật, lĩnh vực pháp luật sẽ có đặc điểm, vai trò riêng đối với quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại (PCGLTM) có thể coi là một lĩnh vực pháp luật cơ bản trong hệ thống pháp luật nƣớc ta bởi vì cùng một lúc pháp luật PCGLTM có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành luật nhƣ luật hành chính, luật bảo vệ môi trƣờng, luật kinh doanh, lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ động vật quý hiếm, v.v.
Vai trò của pháp luật PCGLTM là vô cùng to lớn bởi vì các hành vi gian lận thƣơng mại rất phức tạp, gây hậu quả xấu đến sức khỏe con ngƣời, đến sự minh bạch, lành mạnh của môi trƣờng kinh doanh, xâm phạm quyền, lợi ích của
ngƣời tiêu dùng. Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng quyết liệt về đấu tranh phòng, chống gian lận thƣơng mại, thể hiện quyết tâm cao độ của nhà nƣớc và toàn xã hội đối với cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả trong thời gian tới. Ngày 19/3/2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định củng cố và nâng cấp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại (Ban Chỉ đạo 127) thành Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389.
Xét một cách chung nhất, phòng, chống gian lận thƣơng mại đƣợc hiểu là các hoạt động của nhà nƣớc và xã hội phòng ngừa gian lận thƣơng mại và phát hiện, xử lý gian lận thƣơng mại nhằm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng gian lận thƣơng mại đang diễn ra hết sức tinh vi và phức tạp xâm phạm quyền, lợi ích con ngƣời, trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Phòng ngừa gian lận thƣơng mại là hệ thống các biện pháp ngăn chặn, ngăn ngừa khả năng phát sinh các hành vi gian lận thƣơng mại, bao gồm các biện pháp cơ bản là: phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tác hại của gian lận thƣơng mại đối với kinh tế, chính trị của đất nƣớc, đối với sức khỏe, quyền lợi ích chính đáng của ngƣời dân.
Đồng thời cùng với các biện pháp phòng ngừa gian lận thƣơng mại là các biện pháp mà nhà nƣớc sử dụng để phát hiện, xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi gian lận thƣơng mại.
Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi gian lận thƣơng mại là biện pháp đặc biệt quan trọng, tạo thành hệ thống đồng bộ của hoạt động đấu tranh phòng, chống gian lận thƣơng mại, thể hiện quyết tâm chính trị cao độ của nhà nƣớc và xã hội đối với gian lận thƣơng mại.
Điều tất nhiên là để phòng, chống gian lận thƣơng mại thì cần đến nhiều biện pháp đồng bộ của nhà nƣớc và xã hội nhƣng trong đó nhà nƣớc có vai trò
trung tâm thông qua các chính sách, pháp luật. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để phòng, chống gian lận thƣơng mại và đặc biệt là tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về PCGLTM một cách có hiệu quả. Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nƣớc quản lý xã hội nhằm thiết lập trật tự, kỷ cƣơng xã hội.
Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại là tổng thể các quy định pháp luật về hành vi gian lận thương mại và các hình thức xử lý, kiểm tra, phát hiện, phòng ngừa được thể hiện trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, mang tính chất bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng các hoạt động thuyết phục, giáo dục, hỗ trợ, kiểm tra, xử lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Theo tác giả luận văn, nêu khái niệm pháp luật PCGLTM nhƣ trên là xuất phát từ một thực tế là: nhà nƣớc ta vừa ban hành những văn bản pháp luật (chủ yếu là văn bản dƣới luật) trực tiếp quy định về PCGLTM, vừa ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhƣng cũng có một số quy định pháp luật về PCGLTM. Bên cạnh các văn bản pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại và các văn bản hƣớng dẫn thi hành còn rất nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau cũng có tác dụng phòng, chống gian lận thƣơng mại và có thể đƣợc xem là pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại.
Pháp luật xác định hành vi nào là gian lận thƣơng mại, thẩm quyền của các cơ quan của nhà nƣớc trong công tác phòng, chống gian lận thƣơng mại, trình tự, thủ tục xử lý gian lận thƣơng mại, đồng thời quy định trách nhiệm và cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống gian lận thƣơng mại. Pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại có thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, đó là các quy định góp phần vào việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý gian lận thƣơng mại.
Trên thực tế, điều này rất khó trong việc xác định đƣợc những quy phạm pháp luật nào thuộc pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại bởi các quy