Kiến nghị về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bề mặt theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 96 - 107)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BỀ MẶT

3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ QUYỀN BỀ MẶT

3.2.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện

Bộ luật dân sự năm 2015 đƣợc xem là đạo luật lớn, có tác động sâu sắc tới các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đến mọi mặt của đời sống nhân dân trên cơ sở bình đẳng, tự do về ý chí và tự nguyện của các bên khi tham gia vào quan hệ dân sự. Do đó, công tác tổ chức thực hiện pháp luật dân sự có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho bộ luật dân sự nói chung và các chế định về quyền tài sản nói riêng đƣợc vận dụng một cách thiết thực vào cuộc sống nhân dân. Để nâng cao hiệu quả thực hiện, chúng ta phải thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật dân sự về quyền bề mặt.

Muốn bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình và ngƣời khác trƣớc hết mỗi ngƣời cần phải có sự hiểu biết pháp luật dân sự. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quyền bề mặt là một chế định dân sự hoàn toàn mới trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dân sự về quyền bề mặt thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng công bố các văn bản pháp luật dân sự liên quan đến quyền bề mặt; các cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật dân sự về quyền bề mặt thông qua các lớp bồi dƣỡng, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dân sự về quyền bề mặt, và tổ chức các buổi khảo sát, thăm dò để tìm hiểu về sự hiểu biết của ngƣời dân về quyền bề mặt,…Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dân sự về quyền bề mặt, cần làm cho mọi ngƣời hiểu biết rõ đƣợc những quyền và nghĩa vụ của ngƣời có quyền bề mặt, chủ sở hữu đất,…để quyền này đƣợc thực thi và bảo vệ trên thực tế.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các xã, phƣờng, bản, thôn, vùng sâu, vùng xa,…để tạo điều kiện cho ngƣời dân có nhiều cơ hội tiếp cận đƣợc những nội dung đổi mới của Luật, trong đó có những nội dung quy định về quyền bề mặt.

Việc tập huấn trang bị những kiến thức cơ bản, những điểm mới quan trọng của Bộ luật dân sự năm 2015 đến đội ngũ cán bộ pháp chế làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc, các phòng, ban chuyên môn làm công tác pháp luật là rất quan trọng góp phần vào thành công trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Với những kiến thức về lý luận cũng nhƣ thực tiễn đƣợc trang bị, các báo cáo viên cũng nhƣ những ngƣời làm công tác pháp luật sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật dân sự, mà cụ thể về quyền bề mặt trong các cơ quan, tổ chức và đơn vị mình bằng nhiều biện pháp thiết thực và hiệu quả. Từ đó, nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật của ngƣời dân, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào công cuộc sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Chính phủ rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, từ đó có những kiến nghị hoặc sửa đổi kịp thời để thực hiện tốt Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ hai, tập huấn cho luật sư tại các đoàn luật sư tham gia tại các buổi tọa đàm kết hợp với các buổi nói chuyện về chuyên đề.

Đoàn luật sƣ và Liên đoàn luật sƣ cần phải tổ chức những buổi tọa đàm, trao đổi về các vấn đề pháp lý, đặc biệt là các vấn đề pháp lý mới mẻ mà nhiều luật sƣ còn chƣa hề tiếp cận hay biết đến để từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn, có thêm những hiểu biết nhất định để phục vụ cho công việc của mình. Kể từ khi Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 ra đời cho đến nay, Liên đoàn luật sƣ Việt Nam và một số đoàn luật sƣ tại các tỉnh, thành phố cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm về những điểm mới của Bộ luật dân sự, trong đó có những điểm mới về quyền bề mặt. Tuy nhiên, đây là một chế định pháp luật hoàn toàn mới ở Việt Nam nên chúng ta cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các buổi giao lƣu, tọa đàm pháp luật để củng cố và bồi dƣỡng kiến thức hơn nữa cho các luật sƣ.

Thứ ba, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho Thẩm phán, cán bộ Tòa án trong việc tìm hiểu lý thuyết và quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án liên quan đến quyền bề mặt.

Tòa án mà cụ thể là các Thẩm phán là ngƣời có trách nhiệm cầm cân nảy mực trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án. Do đó, họ phải có sự hiểu biết và trình độ chuyên môn tốt trong các lĩnh vực khác nhau. Khi tiếp xúc với một chế định pháp luật mới nhƣ chế định về quyền bề mặt, họ phải có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng, trao đổi và thống nhất với nhau để khi vận dụng vào giải quyết sẽ không gặp những khó khăn, vƣớng mắc. Để thực hiện tốt điều

đó, chúng ta cần phải có những giải pháp lâu dài từ quy trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ đến các cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ:

+ Các thẩm phán phải thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiến hành mở các lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành; đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thƣ ký tòa án, các chức danh tƣ pháp khác…; thƣờng xuyên rút kinh nghiệm công tác xét xử; cử các cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát đi học nâng cao nghiệp vụ, trình độ xét xử.

+ Có kế hoạch đào tạo cán bộ Thẩm phán giỏi, trọng dụng ngƣời tài; có chế độ đãi ngộ đúng đắn và phù hợp nhằm thu hút ngƣời tài, duy trì và khuyến khích đội ngũ thẩm phán phát huy năng lực, gắn bó lâu dài, cống hiến cho sự nghiệp tƣ pháp nƣớc nhà.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 mới đƣợc ban hành và có hiệu lực cách đây không lâu, tuy nhiên những quy định về quyền bề mặt còn có một số hạn chế, vƣớng mắc nhất định trong các quy định cụ thể của pháp luật và thực tiễn thực hiện nhƣ những khó khăn trong việc nhận thức những vấn đề lý luận về quyền bề mặt; vƣớng mắc và bất cập trong thủ tục đăng ký quyền bề mặt; việc tính toán chi phí chuyển giao quyền bề mặt cũng chƣa có quy định cụ thể; khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của những ngƣời đƣợc cấp quyền bề mặt đối với việc bảo vệ, quản lý tài sản chung hoặc trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại xảy ra đối với bề mặt đất hoặc bề mặt bất động sản; khó khăn và bất cập trong việc đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu đất;…Vì những bất cập, hạn chế đó nên chúng ta cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời để đƣa vấn đề quyền bề mặt đi vào thực tế cuộc sống, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn quyền bề mặt để hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có trong đời sống xã hội. Do đó, tác giả luận văn đã đƣa ra những kiến nghị phù hợp. Cụ thể, đó là những kiến nghị về lập pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và vƣớng mắc nêu trên. Đồng thời, tác giả đƣa ra một số giải pháp tổ chức thực hiện nhƣ tuyên truyền, phổ biến pháp luật dân sự mà cụ thể là quyền bề mặt đến mọi tầng lớp nhân dân để mọi ngƣời hiểu và thực hiện trên thực tế một cách thống nhất, tổ chức các buổi tập huấn văn bản mới, các buổi tọa đàm với các chuyên gia, nhà nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn và rõ hơn những vấn đề quyền bề mặt,…để từ đó hoàn thiện hơn nữa pháp luật dân sự về quyền bề mặt.

KẾT LUẬN CHUNG

Bộ luật Dân sự đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) và thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005. Có thể nói, các nhà làm luật Việt Nam đã xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam phù hợp với sự phát triển về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là sự tồn tại và vận hành của nền kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời có nhiều đổi mới cả về kết cấu, nội dung và hình thức thể hiện tƣ duy pháp lý và quan điểm lập pháp phù hợp; góp phần xây dựng hệ thống pháp luật dân sự thống nhất, khoa học. Quyền bề mặt – một chế định pháp luật hoàn toàn mới đƣợc đƣa vào Bộ luật Dân sự năm 2015 là một trong những minh chứng cho điều đó.

Qua nghiên cứu cụ thể về những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền bề mặt cũng nhƣ những quy định về quyền sử dụng đất trong pháp luật Việt Nam hiện hành, tác giả luận văn đã rút ra đƣợc một số kết luận nhƣ sau:

Quyền bề mặt ghi nhận trong Bộ luật dân sự là một trong những chế định pháp lý quan trọng cần đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Do đó, tác giả đã phân tích và làm rõ khái niệm quyền bề mặt và khẳng định sự ghi nhận của nó trong pháp luật La Mã cổ đại và pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Quyền bề mặt mang những đặc điểm chung nhất về vật quyền và ngoài ra có những đặc điểm riêng có của nó. Từ những so sánh với quyền hƣởng dụng, chúng ta có thể thấy đƣợc sự giống và khác nhau giữa quyền hƣởng dụng và quyền bề mặt. Trong giai đoạn hiện nay, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền bề mặt không chỉ có ý nghĩa pháp lý quan trọng, là cơ sở để Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các bên về quyền bề mặt

mà có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại nền kinh tế thị trƣờng.

Nội dung cụ thể các quy định của pháp luật về quyền bề mặt đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015: căn cứ xác lập quyền bề mặt; hiệu lực của quyền bề mặt; thời hạn của quyền bề mặt; nội dung của quyền bề mặt; chấm dứt quyền bề mặt; xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt đã đƣợc tác giả phân tích cụ thể trong chƣơng 2 là những nội dung đƣợc ghi nhận hoàn toàn mới trong Bộ luật dân sự năm 2015, khắc phục những thiếu sót và bất cập từ trƣớc đến nay mà các Bộ luật dân sự trƣớc đây không hề có.

Vì quyền bề mặt là một chế định pháp luật mới nên sẽ đặt ra những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, việc hiểu và áp dụng không đúng các quy định của pháp luật về quyền bề mặt sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Việc hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 về quyền bề mặt là một đòi hỏi tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp. Hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Dân sự về quyền bề mặt phải đảm bảo phù hợp với nền kinh tế - xã hội, tiếp thu chọn lọc những nhân tố tích cực từ hệ thống pháp luật tiến bộ trên thế giới để từ đó có những kiến nghị lập pháp và giải pháp tổ chức hoàn thiện hơn nữa.

Các nội dung đã đƣợc tác giả phân tích trong Luận văn có thể đƣợc xem là một nguồn tham khảo có giá trị khoa học đối với các hoạt động nghiên cứu pháp luật và những ngƣời làm công tác thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ luật Dân sự bang Chicago – Mỹ;

2. Bộ luật Dân sự Đài Loan; 3. Bộ luật dân sự năm 2005; 4. Bộ luật dân sự năm 2015;

5. Bộ luật Dân sự Nhật Bản;

6. Bộ luật Dân sự và thƣơng mại Thái Lan; 7. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

8. Bộ Tƣ pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển

bách khoa, Nxb Tƣ pháp;

9. Bùi Lê Thu (2016), Những điểm mới trong chế định quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015 phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội; 10. Châu Thị Khánh Vân, Về quyền bề mặt trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa

đổi), Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 13/2015;

11. Dƣơng Đăng Huệ (2015), Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật Dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (số 13, số chuyên đề Góp ý hoàn thiện dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự), tháng 7/2015, tr.4.

12. Hiến pháp Việt Nam năm 2013;

13. Hoàng Thị Thúy Hằng, Chế định vật quyền và vấn đề sửa đổi phần tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2015 của Việt Nam, Tạp chí luật học số 04/2015;

14. http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-nha-nuoc-va-phap-luat/tim-hieu- quyen-be-mat-duoc-quy-dinh-trong-bo-luat-dan-su-nam-2015.html; 15. http://vi.sblaw.vn/quyen-be-mat-theo-quy-dinh-tai-bo-luat-dan-su-nam- 2015/; 16. http://www.laocai.gov.vn/vienkiemsat/1254/28358/39135/240833/TIN- NGHIEP-VU/TIM-HIEU-QUY-DINH-VE-QUYEN-BE-MAT-TRONG-BO- LUAT-DAN-SU-NAM-2015.aspx; 17. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/11/17/quyen-be-mat-theo-quy- dinh-cua-bo-luat-dn-su-viet-nam-2015/;

18. Lê Đăng Khoa – Đại học Kiểm sát Hà Nội, Quyền bề mặt theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và dự báo một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực thi quyền này, Tạp chí Tòa án nhân dân kì II, tháng 2/2017 (số 4); 19. Lê Huyền Trang (2017), Quyền đối với Bất động sản liền kề theo quy định

của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;

20. Lê Thị Hoàng Thanh, Đỗ Thị Thúy Hằng, Giới thiệu nội dung cơ bản của chế định vật quyền và vấn đề hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam, Tạp chí thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp, số 5/2015;

21. Lê Thị Ngọc Mai (2014), Quyền bề mặt – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;

22. Luật Đất đai năm 2013;

23. Luật hợp đồng Trung Quốc;

25. Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

26. Ngô Thùy Dƣơng (2015), Hệ thống vật quyền trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Luận văn thạc sỹ luật học, trƣờng Đại học Luật Hà Nội;

27. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội;

28. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Cần xây dựng lại khái niệm “Quyền tài sản” trong Luật Dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 4/2005, tr 16 – 21;

29. Nguyễn Ngọc Điện (2006), Mối quan hệ giữa đăng ký bất động sản và xác lập quyền đối với bất động sản, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, văn phòng Quốc hội, số 12/2006, tr. 27 – 35;

30. Nguyễn Ngọc Điện (2010), Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyền và trái quyền trong luật dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền bề mặt theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)